Đầu tư Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ xứng tầm cầu nối kinh tế với các nước ASEAN

Kinh tế vùng Việt nAM
08:02 - 14/05/2022
0:00 / 0:00
0:00
Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW đã xác định tập trung dành nguồn lực đầu tư phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, với các thế mạnh hiện có và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Tại hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW ngày 02/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 13/5, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã báo cáo công tác chuẩn bị và triển khai Đề án.

Theo ông Sơn, từ khi có thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã cùng với một số bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ, bước đầu hoàn thiện một số nhiệm vụ cơ bản.

Xác định vị trí quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, 2 vùng này là một trong 6 vùng kinh tế của cả nước.

Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

"14 tỉnh/thành phố trên địa bàn của 2 vùng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của cả nước. Đây là vùng giao thông thuận lợi, có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu kinh tế với Tây Nguyên và các nước ASEAN thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây”.

“Cùng với đó, đây cũng là vùng có tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng; có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế biển; có truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng hào hùng, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Với những đặc điểm và vị trí quan trọng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.

Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng chỉ ra rằng, sự phát triển của vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhất là trong bối cảnh phát triển mới của đất nước.

“Do vậy, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển của vùng và các địa phương trong vùng. Kết quả của tổng kết Nghị quyết sẽ là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo và Ban Kinh tế Trung ương nghiên cứu tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Nghị quyết mới về phát triển vùng nhằm cụ thể hóa các quan điểm, định hướng nhiệm vụ phát triển vùng phù hợp với các chủ trương mới của Đảng”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phân tích.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Ban Kinh tế Trung ương

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Ban Kinh tế Trung ương

Tại buổi làm việc, các thành viên Ban chỉ đạo đã đánh giá về kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, làm rõ những vấn đề tồn tại, hạn chế về cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Đồng thời, hội nghị cũng thảo luận về các ý kiến đối với Dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án; phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo, dự thảo Đề cương Báo cáo chung và Đề cương Báo cáo của các bộ, ngành, Địa phương. Bên cạnh đó, một số ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận các vấn đề quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ như quốc phòng, an ninh, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, hội nhập…

Một số ý kiến khác về tình hình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW ở các địa phương đã thảo luận về cơ chế liên kết vùng và các mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản đều thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với những nội dung và kế hoạch xây dựng Đề án; cho rằng việc tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thiết thực.

Tin liên quan

Đọc tiếp