Hiện trạng kinh tế vùng phía Nam: 95% doanh nghiệp Long An đã quay trở lại hoạt động

KINH TẾ Việt nAM
13:03 - 10/12/2021
Hiện trạng kinh tế vùng phía Nam: 95% doanh nghiệp Long An đã quay trở lại hoạt động
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 10/12, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề "Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022"

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích tạo kết nối giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương khu vực phía Nam, đưa ra những khuyến nghị từ phía doanh nghiệp tới các cơ quan Nhà nước trong giai đoạn phục hồi kinh tế mới.

Hội thảo được điều phối bởi ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội Khoá XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); ông Võ Quốc Thắng – Chủ tịch HĐQT Dongtam Group, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An; Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa và ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu Tổng hợp Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

TS. Vũ Tiến Lộc nhận định: "Năm 2021 là một năm có nhiều khó khăn với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục thống kê có đến 94% doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh và mỗi tháng có khoảng 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường và hàng triệu lao động mất việc làm."

Ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội Khoá XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội Khoá XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

"Riêng đối với các tỉnh phía Nam có tới 98% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL do trải qua quá trình giãn cách kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng, hệ thống giao thông bị gián đoạn, hoạt động xuất nhập khẩu bị đóng băng ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là thời kỳ đỉnh dịch vào quý III/2021", ông Lộc thông tin

Một số lĩnh vực có số doanh nghiệp ngừng kinh doanh lớn nhất khi dịch bệnh được kiểm soát cũng chính là những lĩnh vực có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất. Các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt trong đại dịch cũng quay trở lại hoạt động mạnh mẽ hơn khi chủ trương "bình thường mới" được triển khai.

Ảnh tác giả

"Đại dịch giống như một màng lọc giúp thị trường giữ lại những doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ mới"

TS. Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Đề xuất hướng đi, giải pháp cho doanh nghiệp năm 2022, ông Lộc cho rằng Quốc hội cần nhanh chóng thông qua các đề án cải cách thủ tục hành chính, rút gọn quá trình hoàn thiện thủ tục hành chính xuống 2-5 ngày, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh của toàn xã hội.

"Các doanh nghiệp ngoài việc trông chờ vào các chính sách của nhà nước cũng cần chủ động tái cấu trúc lại hệ thống, tái phục hồi lại hoạt động của mình" ông Lộc nói.

Đồng ý với ông Vũ Tiến Lộc, ông Võ Quốc Thắng – Chủ tịch HĐQT Dongtam Group, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An chia sẻ: Tháng 4/2021 dịch bùng phát mạnh khiến cho nhiều doanh nghiệp ở Long An gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đã thực hiện phương án 3 tại chỗ, một số doanh nghiệp dừng hoạt động do không đủ điều kiện thực hiện phương án trên hoặc chủ tự động xin dừng hoạt động.

Công nhân, người lao động được bố trí ăn nghỉ tại Công ty TNHH MTV SIGMA (Khu công nghiệp Anh Hồng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) để duy trì sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”
Công nhân, người lao động được bố trí ăn nghỉ tại Công ty TNHH MTV SIGMA (Khu công nghiệp Anh Hồng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) để duy trì sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”

Khi Long An mở cửa trở lại thì gặp khó khăn về chuỗi cung ứng, thiếu nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp. Nhiều lao động sau quãng thời gian giãn cách dài ngày đã trở về quê dẫn đến thiếu hụt lao động, tạo ra khó khăn mới cho chính quyền cũng như doanh nghiệp địa phương.

Trước tình hình đó, theo ông Thắng, các doanh nghiệp Long An đã chủ chủ động tiến hành chuyển đổi số, tìm những giải pháp khắc phục khó khăn. Về phía chính quyền, UBND tỉnh đã cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc ứng phó với dịch bệnh, chủ động sản xuất kinh doanh, tự cách ly, tự điều trị các trường hợp nhiễm bệnh.

"Long An bắt đầu thích nghi với cuộc sống "bình thường mới" và cho đến ngày 26/10/2021 đã có 95% doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường với khoảng 330.000 lao động", Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An Võ Quốc Thắng cho biết.

Ông Thắng rất hoan nghênh việc Chính phủ bãi bỏ lệnh giãn cách. "Chính quyền tỉnh Long An cũng rất chịu khó ngồi lại bàn bạc với doanh nghiệp để tìm ra giải pháp vừa hài hoà giữa hoạt động sản xuất, vừa phòng chống dịch", ông Thắng nói.

Ảnh tác giả

Số hóa trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân lực như hiện nay, từ đó giảm chi phí hoạt động, chi phí giá thành sản phẩm.

Ông Võ Quốc Thắng – Chủ tịch HĐQT Dongtam Group, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An

Theo ông Thắng, để phục hồi chuỗi cung ứng, Dongtam Group đang lên kế hoạch hình thành một chuỗi cung ứng logistics kết nối ĐBSCL với các cảng biển lớn ở Long An, Cái Mép, góp phần phục hồi kinh tế ĐBSCL trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp