Giá dầu thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nhu cầu

DẦU THÔ THẾ GIỚI
10:28 - 21/01/2022
Giá dầu thế giới ngày 21/1. Nguồn: Internet.
Giá dầu thế giới ngày 21/1. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay do lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhiều quốc gia vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 82,87 USD/thùng, giảm 2,68 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,13 USD/thùng, giảm 2,25 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu ngày 21/1 có xu hướng giảm nhẹ trong bối cảnh thị trường ghi nhận nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ đang có dấu hiệu chững lại.

Việc các quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại làm gia tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu trên toàn thế giới. Nguồn: Internet.

Việc các quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại làm gia tăng lo ngại về nhu cầu nhiên liệu trên toàn thế giới. Nguồn: Internet.

Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 với biến thể Omicron vẫn đang buộc nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hạn chế đi lại, bất chấp những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy biến thể này không nguy hiểm như các cảnh báo trước đó.

Tình trạng gián đoạn các chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu bởi dịch bệnh cũng đang tạo tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô.

Dự trữ dầu thô tăng 515.000 thùng trong tuần trước, trong khi dự trữ xăng tăng 5,9 triệu thùng, đưa lượng tồn kho này lên mức cao nhất trong một năm, theo thông tin từ Bộ Năng lượng Mỹ.

Ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group cho rằng nguồn cung xăng tăng không phải là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu. Thị trường sẽ cần các nhà máy lọc dầu tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu xăng vào mùa hè - mùa lái xe, đây là một trong những lý do thị trường vẫn lạc quan.

Giao dịch đã bị chi phối bởi những lo ngại về nguồn cung, từ các vấn đề ngắn hạn như dừng hoạt động của đường ống dẫn dầu từ Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ cho đến sự thiếu hụt nhất quán của các thành viên OPEC+ trong việc đạt được mục tiêu tăng nguồn cung.

Trong khi đó, nhu cầu vẫn ổn định, với nguồn cung sản phẩm của Mỹ, đại diện cho nhu cầu của nhà tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới, đạt 21,2 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, vượt qua tốc độ trước đại dịch.

Những lo ngại về nguồn cung đã gia tăng trong tuần này sau khi đám cháy bùng phát đã khiến đường ống dẫn dầu từ Kirkuk của Iraq đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ phải tạm dừng hôm thứ ba (18/1).

Nhóm sản xuất OPEC+ bao gồm OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu đã sản xuất ít hơn so với mục tiêu của họ, trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào hôm 19/1 ước tính rằng nhóm này đã sản xuất thấp hơn khoảng 800.000 thùng/ngày mục tiêu tháng 12.

IEA cho biết trong khi thị trường dầu mỏ có thể thặng dư đáng kể trong quý đầu tiên của năm nay, hàng tồn kho có khả năng thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Cơ quan này cũng nâng cấp dự báo nhu cầu năm 2022, theo Reuters.

Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh hôm nay

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/1.

Giá xăng có thể tiếp tục tăng vào phiên điều chỉnh giá chiều nay 21/1. Nguồn: Internet.

Giá xăng có thể tiếp tục tăng vào phiên điều chỉnh giá chiều nay 21/1. Nguồn: Internet.

Theo dữ liệu cập nhật đến ngày 17/1 của Bộ Công Thương, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 95,8 USD/thùng và giá xăng RON 95 là 97,3 USD/thùng. So với giá bình quân của kỳ điều hành ngày 11/1, giá xăng E5 và giá xăng RON 95 cùng tăng khoảng 2%.

Tại chu kỳ trước, giá xăng RON 92 trên thị trường này là 91,17 USD/thùng; 93,14 USD/thùng xăng RON 95; 90,73 USD/thùng dầu diesel...

Với diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định, trong kỳ điều hành ngày 21/1, nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu và giữ nguyên các loại thuế phí như hiện nay, giá xăng có thể tăng tới 700 đồng/lít, còn giá dầu có thể tăng tới 900 – 1.000 đồng/lít.

Tuy nhiên vị này cũng cho rằng, nhiều khả năng cơ quan điều hành sẽ có sự điều chỉnh mức sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu bởi hiện mức chi quỹ là bằng 0. Và nếu như vậy, mức tăng của giá xăng dầu hôm nay sẽ thấp hơn.

Hiện giá xăng dầu đang được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp