Giá dầu thô đạt đỉnh trong vòng 7 năm do lo ngại về nguồn cung

DẦU THÔ THẾ GIỚI
08:41 - 19/01/2022
Giá dầu thô ngày 19/1 đạt đỉnh sau 7 năm. Nguồn: Internet.
Giá dầu thô ngày 19/1 đạt đỉnh sau 7 năm. Nguồn: Internet.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi lên cao nhất 7 năm vào phiên trước nhờ lo ngại nguồn cung thắt chặt.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 19/1, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 86,88 USD/thùng, tăng 1,45 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 18/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng tới 2,67 USD

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 88,76 USD/thùng, tăng 1,25 USD/thùng trong phiên và đã tăng tới 2,27 USD so với cùng thời điểm ngày 18/1.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày hôm nay 19/1 lên cao nhất kể từ năm 2021. Nguyên nhân là các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng địa chính trị toàn cầu, liên quan tới các nhà sản xuất lớn như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga, có thể khiến triển vọng nguồn cung thắt chặt trở nên tồi tệ hơn. Rủi ro này đã khiến giá tăng cao trong phiên.

Cả hai loại dầu thô đều chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 và một số nguồn tin OPEC cho biết mức 100 USD/thùng không nằm ngoài tầm với.

Mối quan tâm về nguồn cung leo thang trong tuần này sau khi nhóm Houthi của Yemen tấn công UAE, làm leo thang sự thù địch giữa nhóm liên kết với Iran và liên minh do Arab Saudi dẫn dắt.

Sau khi thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa gây ra vụ nổ xe tải chở nhiên liệu và khiến ba người thiệt mạng, phong trào Houthi cảnh báo họ có thể nhắm mục tiêu vào nhiều cơ sở hơn, trong khi UAE cho biết họ có quyền đáp trả các cuộc tấn công khủng bố này.

Cuộc tấn công nhằm vào đồng minh hàng đầu tại vùng Vịnh của Mỹ đưa cuộc chiến giữa nhóm Houthi và liên minh do Arab Saudi dẫn đầu lên một mức độ mới, đồng thời có thể cản trở nỗ lực kiềm chế căng thẳng trong khu vực khi chính quyền Washington và Tehran nỗ lực giải cứu thỏa thuận hạt nhân.

Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết thiệt hại đối với các cơ sở khai thác dầu của UAE ở Abu Dhabi không đáng kể, nhưng nó đặt ra câu hỏi về sự gián đoạn nguồn cung lớn hơn nữa trong khu vực vào năm 2022.

"Cuộc tấn công làm gia tăng rủi ro địa chính trị trong khu vực và có thể báo hiệu thỏa thuận hạt nhân Iran - Mỹ không khả thi trong tương lai gần, nghĩa là dầu thô của Iran không còn trên thị trường, thúc đẩy nhu cầu đối với dầu thô cấp tương tự có nguồn gốc từ nơi khác", ông Dickson nói thêm.

Công ty dầu khí ADNOC của UAE cho biết họ đã triển khai các kế hoạch kinh doanh liên tục để đảm bảo nguồn cung sản phẩm không bị gián đoạn cho các khách hàng địa phương và quốc tế sau sự cố tại kho nhiên liệu Mussafah.

Ở một diễn biến khác, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quân đội Nga đã được điều động đến Belarus theo những gì chính quyền Moscow và Minsk nói là sẽ tập trận chung, làm dấy lên lo ngại đội quân này có khả năng được sử dụng để tấn công quốc gia láng giềng Ukraine, theo Reuters.

Trong khi đó, các nhà sản xuất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang gặp khó khăn để bơm ở công suất cho phép theo thỏa thuận OPEC+ với Nga và các đồng minh để tăng thêm 400.000 thùng dầu/ngày mỗi tháng.

Về phía nhu cầu, OPEC vẫn đưa ra những dự báo đầy lạc quan về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022, bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới do biến thể Omicron.

OPEC đưa ra những dự báo lạc quan về nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong năm nay. Nguồn: Internet.

OPEC đưa ra những dự báo lạc quan về nhu cầu dầu sẽ tiếp tục phục hồi trong năm nay. Nguồn: Internet.

Cụ thể, theo báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ được phát đi ngày 18/1, OPEC dự đoán mức tăng về nhu cầu dầu mỏ không đổi so với dự báo trước đó, với mức tăng 4,2 triệu thùng/ngày, đưa tổng mức tiêu thụ dầu mỏ của thế giới lên mức 100,8 triệu thùng/ngày trong năm 2022.

Theo OPEC, tác động của biến thể Omicron là nhẹ, ngắn hạn và nó không đủ mạnh để làm chệch đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiệt độ mùa đông ở Bắc bán cầu đang trở nên lạnh hơn có thể khiến nhu cầu về sưởi ấm tăng, qua đó thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu thô.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi giá khí đốt ở châu Âu liên tục leo thang và triển vọng phục hồi kinh tế tích cực trong năm 2022 sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy GDP của nước này vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất 10 năm.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, đà tăng của giá dầu ngày 19/1 cũng đang bị kìm hãm bởi đồng USD mạnh hơn bởi kỳ vọng FED sẽ công bố kế hoạch tăng lãi suất vào ngày 26/1 tới.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp