Giá dầu thế giới tăng trở lại khi thị trường tìm nguồn thay thế Nga

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:32 - 11/03/2022
Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao do căng thẳng Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt. Nguồn: The Business Times.
Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao do căng thẳng Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt. Nguồn: The Business Times.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi giảm khoảng 2% vào phiên trước, khi thị trường lo ngại sự bế tắc của các nước trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu thô của Nga.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/3 trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 107,00 USD/thùng, tăng 0,98 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 10/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2022 đã giảm khoảng 2,97 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 110,60 USD/thùng, tăng 1,10 USD/thùng trong phiên và đã giảm khoảng 2,83 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 10/3.

Giá dầu ngày 11/3 tăng sau khi lao dốc vào cuối phiên 10/3 chủ yếu do thị trường ghi nhận sự bế tắc trong việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế dầu thô của Nga.

Trước đó, vào cuối phiên giao dịch ngày 10/3, giá dầu thô đã giảm mạnh khoảng 2% vì Nga cam kết hoàn thành các hợp đồng và một số nhà giao dịch cho rằng lo ngại gián đoạn nguồn cung bị quá mức.

Chốt phiên giao dịch muộn ngày 10/3, giá dầu Brent giao sau giảm 1,6% xuống 109,33 USD/thùng sau khi tăng tới 6,5% vào đầu phiên. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,5% xuống 106,02 USD/thùng, loại bỏ hoàn toàn mức tăng hơn 5,7% trong ngày. Đà giảm tiếp tục trong phiên giao dịch muộn với giá dầu Brent xuống còn 109,09 USD và dầu WTI giảm còn 105,79 USD.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2, thị trường dầu mỏ ghi nhận biến động mạnh nhất trong hai năm.

Thị trường năng lượng biến động mạnh kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine ngày 24/2. Nguồn: Sky News.

Thị trường năng lượng biến động mạnh kể từ khi Nga tấn công vào Ukraine ngày 24/2. Nguồn: Sky News.

"Tôi nghĩ rằng một phần lo ngại về chiến tranh đang suy yếu trên thị trường. Giá dầu đã bỏ lỡ mốc 130 USD hai lần trong tuần này. Mọi người bắt đầu thắc mắc rằng liệu có thực sự có quá nhiều vấn đề về nguồn cung hay không. Nguồn cung của Nga vẫn còn rất nhiều", ông John Kilduff, đối tác của Again Capital ở New York, cho hay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp rằng nước này, nhà sản xuất năng lượng lớn cung cấp 1/3 lượng khí đốt cho châu Âu và 7% lượng dầu toàn cầu, sẽ tiếp tục đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng về cung cấp năng lượng.

Tuy nhiên, dầu từ nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới đang bị cô lập vì cuộc tấn công vào Ukraine và nhiều người không chắc nguồn cung thay thế sẽ đến từ đâu.

Trong khi đó bình luận từ các quan chức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã gửi đi những tín hiệu trái chiều, làm tăng thêm sự biến động.

Hôm 9/3, giá dầu Brent giảm 13% sau khi đại sứ UAE tại Washington cho biết nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC sẽ khuyến khích nhóm các nhà sản xuất xem xét tăng sản lượng khai thác.

Tuy nhiên Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei đã phản bác lại tuyên bố của đại sứ và cho biết thành viên của OPEC cam kết thực hiện các thỏa thuận hiện có với nhóm để tăng sản lượng chỉ 400.000 thùng/ngày mỗi tháng.

Trong khi UAE và Saudi Arabia có công suất dự phòng, một số nhà sản xuất khác trong liên minh OPEC+ đang gặp khó khăn để đạt được mục tiêu sản lượng do cơ sở hạ tầng không được đầu tư trong những năm gần đây, theo Reuters.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay cũng chịu áp lực bởi đồng USD mạnh hơn và lo ngại lạm phát gia tăng sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế, thậm chí đẩy kinh tế toàn cầu vào trạng thái suy thoái.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (11/3), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/3. Với những diễn biến trên thị trường xăng dầu thời gian gần đây, trao đổi với lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội nhận định, giá xăng hôm nay có thể được điều chỉnh tăng mạnh, thiết lập mức kỷ lục hơn 30.000 đồng/lít nếu cơ quan điều hành không thay đổi các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp