Khi nào cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp xã hội?

CHÍNH SÁCH Việt nAM
19:17 - 17/08/2021
Cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp xã hội. Ảnh minh họa
Cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp xã hội. Ảnh minh họa
Đề án cải cách tiền lương và đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp xã hội đã được kết luận thực hiện vào năm 2022.

Do nhiều nguyên nhân, nhất là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kế hoạch tăng lương cơ sở từ 01/07/2020 đã phải tạm lùi, khiến cho việc cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp xã hội cũng bị lùi lại. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, kích thích kinh tế, gần đây nhất, Đề án cải cách tiền lương và đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp xã hội đã được kết luận thực hiện vào năm 2022.

Dứt khoát cải cách tiền lương từ tháng 7/2022

Trong chương trình phiên họp thứ hai, chiều 17/08/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV Quốc hội) cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022. Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tỷ lệ điều chỉnh định mức phân bổ theo tiêu chí dân số các lĩnh vực năm 2022 dự kiến mức tăng chung là 50% so với năm 2017.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

UBTV Quốc hội đề nghị bảo đảm cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 gắn với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả theo hướng giảm mạnh tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên cơ sở sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, áp dụng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện Đề án cải cách tiền lương, từng bước đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, hiện nay, việc thực hiện cải cách tiền lương đã được khẳng định là từ thời điểm 01/07/2022, trong đó có hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm và cơ cấu tiền lương mới.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã có Nghị quyết, việc này Bộ Chính trị đã có kết luận, từ 01/07/2022 dứt khoát phải cải cách tiền lương, không thể chậm hơn. Lương cũng là nội dung kích thích kinh tế, kích thích đầu tư. “Trong khi chúng ta nói dịch dã không có nguồn, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta quyết tâm vẫn làm được”, Chủ tịch Quốc hội nhận định.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu rà soát lại các nội dung thể hiện trọng Nghị quyết về việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các tiêu chí định mức và thực hiện cải cách tiền lương từ 01/07/2022 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời dự phòng các rủi ro, phương án xử lý rủi ro, đảm bảo tương thích với tỷ lệ ngân sách và các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính 5 năm Quốc hội đã quyết định.

Kết luận đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp xã hội

Khi nào cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp xã hội? ảnh 2

Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp xã hội. Ảnh minh họa

Bên cạnh Đề án cải cách tiền lương thì đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp xã hội cũng góp phần chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm trước và do trong năm 2020, 2021 không thực hiện được. Trước đó, vào tháng 3/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã lấy ý kiến về đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với 8 nhóm đối tượng. Theo đó, với phương án điều chỉnh từ ngày 01/07/2021, mức tăng dự kiến 10%; điều chỉnh từ ngày 010/1/2022, mức tăng dự kiến là 15%.

Thống kê từ Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 3.521 USD/người/năm (tương đương 6,7 triệu đồng/tháng); năm 2021 dự kiến 3.700 USD/người/năm (tương đương 7 triệu đồng/tháng). Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 bình quân 3,71 triệu đồng/tháng. Mức chuẩn nghèo của giai đoạn 2022 - 2025 dưới 2 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị và dưới 1,5 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn. Do đó, mức 2,5 triệu đồng/tháng bằng 36% mức thu nhập bình quân đầu người của năm 2021 và bằng 67,4% mức lương tối thiểu vùng.

Theo phân tích của các chuyên gia, hiện nay, đời sống của một bộ phận người về hưu đang rất khó khăn, nhất là với những người đang hưởng lương hưu dưới 2 triệu đồng/tháng. Phương án tăng lương hưu từ ngày 01/07/2021 có tính đáp ứng kịp thời do khó khăn chung, nhưng tỷ lệ lại thấp; những người khó khăn thì tăng sớm được ngày nào đều rất quý. Còn nếu như điều chỉnh từ ngày 01/01/2022 thì so với thời điểm 1/7 là chậm đi 6 tháng, tuy nhiên người lao động sẽ có thời gian tăng thêm mức hưởng.

Do đó, nếu mức đề xuất tăng 15% sẽ bảo đảm được bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng, do tác động từ yếu tố lạm phát.

Như vậy, ngày 01/01/2022 và ngày 01/07/2022 là các mốc thời gian sẽ tiến hành tăng lương hưu, tăng trợ cấp xã hội và thực hiện Đề án cải cách tiền lương sau thời gian trì hoãn vì ảnh hưởng dịch bệnh. Đây là động lực để đời sống nhân dân được cải thiện, đồng thời kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư./.

Đọc tiếp