Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư bất động sản công nghiệp

Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 120.000 ha khu công nghiệp, mục tiêu thu hút đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 390-460 tỷ USD, trong đó vốn trong nước 110-130 tỷ USD, vốn FDI khoảng 280-330 tỷ USD.

Khơi thông nguồn vốn cho đầu tư bất động sản công nghiệp

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam đã có một năm 2023 bùng nổ nhờ làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ổn định vào lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

“Bài toán” đối với thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam năm 2024

Theo nhận định của các chuyên gia từ Grant Thornton, BĐS công nghiệp Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác trong khu vực châu Á với mức giá thuê nhà xưởng rẻ hơn đáng kể. Ngoài ra, chi phí logistics và thuế suất tối thiểu toàn cầu cũng sẽ tạo thành rào cản trong việc thu hút người thuê.

Mức giá thuê đất công nghiệp tại Việt Nam hiện cao hơn so với các quốc gia láng giềng như Campuchia, Indonesia và Thái Lan. Điều này khiến các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn các địa điểm khác trong khu vực.

Chi phí logistics cao bao gồm cả chi phí vận chuyển nội địa và vận tải quốc tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước. Để cải thiện tính cạnh tranh của thị trường, Việt Nam cần có những chính sách giảm chi phí logistics.

Việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% có thể khiến các công ty đa quốc gia xem xét lại chiến lược đầu tư của mình, trong đó có việc lựa chọn địa điểm đặt cơ sở sản xuất. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư cân nhắc lại việc đầu tư vào Việt Nam.

Đó là áp lực lớn từ phía khách hàng mà để vượt qua, Việt Nam cần có những chính sách linh hoạt và hấp dẫn hơn dành cho các nhà đầu tư trong năm nay.

Tại tọa đàm “Thực trạng khu công nghiệp Việt Nam và giải pháp tài chính” do Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) và Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (FAIP) tổ chức ngày 16/1/2024 tại Hà Nội, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho biết, những vướng mắc chính hiện nay đối với phát triển khu công nghiệp (KCN) còn ở vấn đề thể chế, chính sách chưa đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ và chưa thực sự đầy đủ. Nghị định 35/2022/NĐ-CP được ban hành dù đã có nhiều bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

KCN sinh thái là xu hướng tất yếu nhưng quy trình, thủ tục, quyền lợi và trách nhiệm về việc chuyển đổi các khu công nghiệp cũ sang KCN sinh thái chưa có hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó là các quy định pháp lý về việc sử dụng nước tái chế, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo… chưa rõ ràng, gây khó khăn trong thực hiện dự án. Việc xây dựng nhà ở công nhân còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Sự bất bình đẳng về thủ tục chuyển nhượng dự án đối với bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp FDI khi phải xác định lại nghĩa vụ tài chính để nộp tiền sử dụng đất. Việc xác định giá đất được triển khai khá chậm do Nghị định 44/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2014 chưa được sửa đổi.

Hoạt động của KCN liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và chịu sự điều chỉnh của nhiều luật, nghị định khác nhau nên dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán, không đồng bộ. Cụ thể như quy định về tái sử dụng nước và chất thải trong KCN gây khó khăn cho triển khai thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Ngoài ra, ông Lực cũng đề cập đến những thách thức khác như chất lượng quy hoạch phát triển KCN còn thấp chưa được quan tâm đúng mức. Quy hoạch thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn và dàn trải theo địa giới hành chính chứ chưa bám sát thực tiễn hay thế mạnh của từng địa phương. Việc phát triển KCN theo hướng bền vững sinh thái, hài hòa giữa công nghiệp, đô thị và dịch vụ chưa được chú trọng.

Hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư KCN còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả trong việc định hướng dòng vốn đầu tư. Cụ thể, hiện nay các chính sách mới chỉ hướng tới đến các yếu tố đầu vào như vốn, số lượng lao động sử dụng mà chưa chú trọng đến các yếu tố công nghệ, đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái…

Chính sách ưu đãi chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, khó dự đoán và thủ tục tiếp cận ưu đãi cũng phức tạp. Thậm chí, theo bản Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái do Bộ Công Thương trình Chính phủ gần đây nhất, việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các KCN sẽ không được hưởng ưu đãi.

Và còn nhiều vướng mắc khác về công tác giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng biến động và vẫn đứng ở mức cao, nguồn vốn phát triển KCN còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài…

Nhu cầu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp rất lớn

Tọa đàm "Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính" do VFCA và FAIP tổ chức ngày 16/1/2024 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Linh
Tọa đàm "Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính" do VFCA và FAIP tổ chức ngày 16/1/2024 tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Linh

TS Ngô Công Thành, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) cho biết, theo quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2021, đến năm 2030 diện tích đất phát triển các KCN sẽ đạt khoảng 210.930 ha. Như vậy, từ nay đến năm 2030 sẽ có thêm khoảng 120.000 ha KCN, trong đó diện tích đất công nghiệp cho thuê khoảng 80.000 - 85.000 ha.

Hiện đơn giá đền bù đất, giải phóng mặt bằng và định mức xây dựng hạ tầng KCN đã được điều chỉnh tăng so với giai đoạn trước. Theo khảo sát của ISC, ước tính chi phí đầu tư phát triển 1 ha đất KCN bình quân hiện nay khoảng 600.000 USD/ha. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng các KCN đã được quy hoạch đến năm 2030, đang và sẽ triển khai xây dựng vào khoảng 72 tỷ USD.

Ông Thành nhận định: “Nhu cầu thu hút đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN rất lớn. Nếu tính suất đầu tư bình quân 6,5 triệu USD/ha đất công nghiệp thì nhu cầu thu hút vốn đầu tư lấp đầy diện tích còn lại của các KCN của Việt Nam đã được quy hoạch khoảng 600-650 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN và lấp đầy các KCN khoảng 670-720 tỷ USD”.

Ngoài ra, còn phải tính đến nhu cầu vốn đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN, tái cấu trúc và chuyển đổi 293 KCN hiện hữu thành các KCN sinh thái để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Trong một báo cáo gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư vào các KCN, khu kinh tế đến năm 2030 với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 390- 460 tỷ USD, vốn trong nước khoảng 2,7 triệu – 3,2 triệu tỷ đồng (tương đương 110-130 tỷ USD), vốn FDI khoảng 280-330 tỷ USD.

Tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 300-370 tỷ USD, trong đó vốn trong nước đạt 1,5 - 2,0 triệu tỷ đồng (tương đương 60-80 tỷ USD), vốn FDI đạt 240-290 tỷ USD. Giải quyết việc làm cho khoảng 5-6 triệu lao động vào năm 2025, 7-8 triệu lao động vào năm 2030.

Tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 92% vào năm 2025 và 97-100% vào năm 2030.

Theo tiến sĩ Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hội Tư vấn tài chính Việt Nam, hiện có 5 nhóm chính sách tài chính thúc đẩy phát triển KCN. Đó là chính sách thuế phí, đầu tư, tín dụng, chính sách đất đai và các chính sách khác.

Tuy nhiên trong thực tiễn, vai trò của chính sách tín dụng còn tương đối mờ nhạt; nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN còn rất hạn chế. Cần khắc phục sự chồng chéo về quy định ưu đãi đầu tư...

Để huy động được nguồn vốn to lớn đầu tư vào các KCN trong những năm tới đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong việc khai thông các dòng vốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi các yếu tố sản xuất và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư.

Giải pháp khơi thông dòng vốn

Phân tích của tiến sĩ Cấn Văn Lực, vốn dành cho doanh nghiệp BĐS và KCN đến từ các nguồn như: ngân sách Nhà nước (vốn mồi, ưu đãi, miễn, giảm thuế, chương trình phục hồi, nhà ở xã hội…); nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần, M&A); huy động từ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, quỹ REITs…); từ khách hàng (đặt cọc, ứng trước, trả góp); từ đối tác (trả chậm, tín dụng thương mại…); nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh, cho thuê tài chính; vốn tự có, vốn góp.

Ông Lực đưa ra 7 kiến nghị, giải pháp tháo gỡ những vướng mắc bao gồm, trước hếtcần hoàn thiện thể chế bằng việc sớm thông qua Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, sửa đổi Nghị định 44 về định giá đất, đồng thời ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn kịp thời, chất lượng. Nhất là đối với KCN sinh thái cần có hướng dẫn cụ thể thi hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP.

Một vấn đề ông Lực cho rằng sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới, đó là cần quy định phân nhóm, phân khúc BĐS để có chính sách vốn, tài chính và quản lý phù hợp đối với phân khúc gắn liền với sản xuất như BĐS công nghiệp. Mới gần đây, ngày 29/12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2023/TT-NHNN nhằm khuyến khích tín dụng tài trợ cho dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, đồng thời xem xét về mức độ rủi ro đối với các khoản cho vay kinh doanh bất động sản nói chung nhằm thúc đấy sự phục hồi của thị trường bất động sản. Thông tư có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2024.

Đối với chính sách, quỹ hỗ trợ thu hút FDI khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024 cũng cần có phương án và hướng dẫn cụ thể.

Thứ 2, hiện còn nhiều dự án BĐS KCN đang vướng mắc cần được đẩy nhanh việc rà soát và có giải pháp tháo gỡ kịp thời các vấn đề về pháp lý, khâu quy hoạch, mặt bằng, bố trí quỹ đất, định giá đất, tiền thuê đất… Trong đó, cần quy định rõ ràng trách nhiệm của địa phương và doanh nghiệp.

Thứ 3, tiếp tục quyết liệt thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được duyệt. Tuy nhiên,thay vì quy hoạch địa phương nào cũng có KCN bằng việc hình thành KCN có tính liên kết vùng, đẩy mạnh phát triển khu nguyên liệu. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để góp phần nâng cấp hạ tầng, hệ thống giao thông.

Thứ 4, sớm cụ thể hóa tiêu chí KCN sinh thái với những chính sách ưu đãi như tiếp cận đất đai, quy hoạch vốn và khoa học công nghệ, trách nhiệm với các bên… và chính sách để chuyển đổi các KCN truyền thống sang KCN sinh thái.

Thứ 5, sớm giải quyết các vấn đề tồn tại trên thị trường tài chính; đa dạng hóa các định chế tài chính BĐS (Quỹđầu tư tín thác bất động sản REITs, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Quỹ phát triển nhà ở xã hội…).

Đối với định chế tài chính (bao gồm ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm…), cần triển khai thực hiện các định hướng, thông tư, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để hỗ trợ nguồn vốn và chính sách thuế, phí đối với các KCN.

Còn đối với chủ đầu tư các KCN, TS Cấn Văn Lực cho rằng kiến nghị chính sách phải đúng, trúng và có giải pháp đi kèm. Bản thân các chủ đầu tư cần quyết liệt cơ cấu lại hoạt động, sản phẩm của mình, đa dạng hóa nguồn vốn, hướng tới sự minh bạch và chuyên nghiệp hơn.

Chủ đầu tư KCN cần quan tâm quản lý rủi ro, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về môi trường, an toàn, hệ sinh thái KCN trong đó xu hướng xanh hóa, tuần hoàn là tất yếu. Hệ thống xử lý nước thải tập trung, thu gom rác thải rắn hệ thống xử lý, đốt rác phát điện cũng cần được xây dựng, nâng cấp và cải tiến.

Ông Lực cũng chia sẻ thông tin thêm, một số tổ chức tài chính đã xây dựng sản phẩm cho vay ứng trước đối với công tác giải phóng mặt bằng. Và việc của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam là phải tự nâng cao năng lực, nâng tầm doanh nghiệp Việt đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các nhà đầu tư.

Lễ ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp (FAIP0 thuộc Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh
Lễ ra mắt Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp (FAIP0 thuộc Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam. Ảnh: Ngọc Linh

Trong khuôn khổ tọa đàm, Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam (FAIP) thuộc Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt. FAIP sẽ là một nhân tố quan trọng đồng hành cùng các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn lực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển các KCN, khu kinh tế của Việt Nam theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Bộ TN&MT nói về nguyên nhân đấu giá đất cao bất thường tại Hà Nội

Bộ TN&MT nói về nguyên nhân đấu giá đất cao bất thường tại Hà Nội

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, có tình trạng trúng đấu giá đất cao hơn so với giá khởi điểm. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản.
Hà Nội sẽ tạm ngưng hai tuyến metro nếu gió bão quá cấp 8

Hà Nội sẽ tạm ngưng hai tuyến metro nếu gió bão quá cấp 8

Đơn vị vận hành hai tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội cho biết, sẽ ngừng hoạt động chạy tàu khi gió bão mạnh tới cấp 8.
Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Không 'bó cứng' quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, mặc dù là quy hoạch chi tiết nhưng không quy hoạch "bó cứng", cần bảo đảm tính tổng thể, tầm nhìn làm tiền đề cụ thể hóa trong quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển.
Màn trở lại ngoạn mục với loạt thương hiệu đình đám của Vincom Plaza Imperia Hải Phòng

Màn trở lại ngoạn mục với loạt thương hiệu đình đám của Vincom Plaza Imperia Hải Phòng

Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “Phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Ngành bất động sản dẫn đầu về thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp

Thu nhập bình quân cho vị trí tổng giám đốc của doanh nghiệp bất động sản đạt 4,9 tỷ đồng năm 2023, trong đó mức cao nhất tại một doanh nghiệp thuộc ngành này lên tới 17 tỷ đồng.
Cơ hội đầu tư bất động sản dòng tiền thu lợi nhuận ngay tại Móng Cái

Cơ hội đầu tư bất động sản dòng tiền thu lợi nhuận ngay tại Móng Cái

Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái) đang thu hút các nhà đầu tư, trở thành tâm điểm bất động sản của cửa ngõ biên giới phía Đông Bắc nhờ điều đó.
Thành phố Hải Dương ra quân tổng vệ sinh môi trường, chào mừng những sự kiện lớn

Thành phố Hải Dương ra quân tổng vệ sinh môi trường, chào mừng những sự kiện lớn

Để khắc phục những tồn tại về vệ sinh môi trường, hướng tới kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông, 70 năm ngày giải phóng thành phố, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, sáng 4/9, UBND thành phố Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai ra quân tổng vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị.
Cổ phiếu bất động sản kỳ vọng 'thức giấc'

Cổ phiếu bất động sản kỳ vọng 'thức giấc'

Cổ phiếu bất động sản có nhịp phục hồi tốt trong tháng 8 vừa qua, được kỳ vọng sẽ "thức giấc" sau thời gian dài bị dòng tiền bỏ quên.
Thông xe cầu Bạch Đằng 2 nối Đồng Nai với Bình Dương

Thông xe cầu Bạch Đằng 2 nối Đồng Nai với Bình Dương

Ngày 2/9, cầu Bạch Đằng 2 nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và Tân Uyên (Bình Dương) đã được thông xe.
Thủ tướng: Đà Nẵng phải 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực trọng điểm

Thủ tướng: Đà Nẵng phải 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi ý, Đà Nẵng cần phải thực hiện "3 tiên phong, đột phá, đi trước mở đường" để phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện.
Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Thủ tướng kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm của TP Đà Nẵng

Trong chương trình công tác tại Đà Nẵng, sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Chiêm ngưỡng vịnh di sản từ trên cao cùng bộ sưu tập bất động sản tại Halong Marina

Chiêm ngưỡng vịnh di sản từ trên cao cùng bộ sưu tập bất động sản tại Halong Marina

Ba bộ sưu tập bất động sản gồm Grand Bay Halong Villas, InterContinental Residences Halong Bay và ICON40 thuộc Khu đô thị vịnh biển Halong Marina đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và mở bán đợt cuối.
TP HCM khánh thành nhà máy xử lý nước thải lớn nhất cả nước

TP HCM khánh thành nhà máy xử lý nước thải lớn nhất cả nước

Ngày 30/8, UBND TP HCM đã tổ chức lễ khánh thành công trình mở rộng mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng thuộc Dự án cải thiện môi trường nước TP HCM (giai đoạn 2) do JICA tài trợ.
Sunshine Homes báo lãi bán niên năm 2024

Sunshine Homes báo lãi bán niên năm 2024

Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes (UpCom: SSH) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024, lãi gần 354 tỷ đồng.
Vingroup khởi công trung tâm hội chợ triển lãm tại Đông Anh

Vingroup khởi công trung tâm hội chợ triển lãm tại Đông Anh

Ngày 30/8, Tập đoàn Vingroup khởi công dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội) với tổng quy mô 90 ha, dự kiến sẽ nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm quy mô lớn nhất thế giới.
Hà Nội: Gấp rút hoàn thiện tuyến phố đi bộ cạnh hồ Ngọc Khánh

Hà Nội: Gấp rút hoàn thiện tuyến phố đi bộ cạnh hồ Ngọc Khánh

Dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị, tổ chức phố đi bộ quanh khu vực hồ Ngọc Khánh đang được gấp rút thực hiện, dự kiến khai trương vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP HCM động thổ dự án nhà ở xã hội hơn 1.400 căn

TP HCM động thổ dự án nhà ở xã hội hơn 1.400 căn

Sáng 29/8, công ty TNHH thương mại xây dựng Lê Thành tổ chức lễ động thổ Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên tại huyện Bình Chánh, TP HCM.
Đất đấu giá huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng/m2

Đất đấu giá huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng/m2

Sáng 29/8, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã mở phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 lô đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc và 9 lô đất khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc.
Thông xe đại lộ Vinh - Cửa Lò trị giá hơn 1.400 tỷ đồng

Thông xe đại lộ Vinh - Cửa Lò trị giá hơn 1.400 tỷ đồng

Sáng 29/8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Nghệ An tổ chức thông xe khai thác dự án đường giao thông nối TP Vinh - Thị xã Cửa Lò (giai đoạn 2) sau hai năm thi công.
Hà Nội: Diện mạo dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm sắp về đích

Hà Nội: Diện mạo dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm sắp về đích

Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm (quận Tây Hồ) hiện đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, các phương tiện đã có thể lưu thông, giảm tình trạng ùn tắc cục bộ, bảo đảm giao thông kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài.
Ấn tượng với lễ ra quân 'Từ giai điệu tới kiệt tác' của dự án Noble Crystal Tay Ho

Ấn tượng với lễ ra quân 'Từ giai điệu tới kiệt tác' của dự án Noble Crystal Tay Ho

Mãn nhãn với bộ sưu tập Sky Villa độc bản và thăng hoa trong những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, lễ kick off dự án Noble Crystal Tay Ho vừa diễn ra thành công trong ngày 26/8, thu hút số lượng kỷ lục gần 1200 chuyên viên kinh doanh ưu tú đến từ 22 đại lý đối tác uy tín.
Đà Nẵng thông xe tuyến đường và cầu gần 100 tỷ đồng qua sông Cu Đê

Đà Nẵng thông xe tuyến đường và cầu gần 100 tỷ đồng qua sông Cu Đê

Sáng 28/8, UBND TP Đà Nẵng tổ chức thông xe tuyến đường giao thông kết nối đường tỉnh 601 (ĐT) và thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
Sống cân bằng thân - tâm - trí tại 'Nhật Bản thu nhỏ' trong lòng xứ Thanh

Sống cân bằng thân - tâm - trí tại 'Nhật Bản thu nhỏ' trong lòng xứ Thanh

Lấy cảm hứng từ xứ sở hoa anh đào, không gian sống tại Princess’s Manor - phân khu cao tầng đầu tiên vừa ra mắt của Vinhomes Star City, hướng con người đến lối sống cân bằng toàn diện, từ thể chất, tinh thần đến trí tuệ.
Việt Nam sẽ có thêm một thành phố thuộc Trung ương vào năm 2025

Việt Nam sẽ có thêm một thành phố thuộc Trung ương vào năm 2025

Trong số 8 địa phương được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong quy hoạch có tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm nhất vào năm 2025.
Đề xuất xây trước đoạn cao tốc từ Vinh đến biên giới Lào

Đề xuất xây trước đoạn cao tốc từ Vinh đến biên giới Lào

Dự án cao tốc Hà Nội - Vientiane, đoạn Vinh - Thanh Thủy nằm trong địa bàn Nghệ An, dài 65 km được đề xuất xây dựng với tổng vốn 18.500 tỷ đồng.
Noble Crystal Tay Ho cùng những dự án hàng hiệu Noble đón đầu hạ tầng siêu kết nối

Noble Crystal Tay Ho cùng những dự án hàng hiệu Noble đón đầu hạ tầng siêu kết nối

Theo nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos, khi định vị giá trị bất động sản luôn phải khắc ghi câu nói kinh điển: "Vị trí, vị trí và vị trí".
Hải Dương: Khu công nghiệp Kim Thành 2 được định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hải Dương: Khu công nghiệp Kim Thành 2 được định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ

​Kim Thành 2 là khu công nghiệp hỗ trợ, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp liên quan, thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đông đúc ngày đầu thu phí

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đông đúc ngày đầu thu phí

Sau 15 ngày chạy miễn phí, từ sáng 23/8/2024 tuyến tàu điện Nhổn-Ga Hà Nội chính thức thu phí nhưng các chuyến tàu vẫn gần như kín ghế, đặc biệt là giờ cao điểm buổi sáng.
Hà Nội: Bên trong con ngõ siêu hẹp, phải khoét tường cho xe máy ra vào

Hà Nội: Bên trong con ngõ siêu hẹp, phải khoét tường cho xe máy ra vào

Diện tích chiều ngang của con ngõ 455 Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hẹp đến mức chỉ một người có thể đi qua, xe máy muốn ra vào phải đục khoét tường.
Bộ GTVT thống nhất mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Bộ GTVT thống nhất mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM - Long Thành thuộc dự án đường bộ cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thẩm định đề án công nhận thị xã Kinh Môn, Hải Dương là đô thị loại III

Thẩm định đề án công nhận thị xã Kinh Môn, Hải Dương là đô thị loại III

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định đề án đề nghị công nhận thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là đô thị loại III và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã Kinh Môn.
Hải Dương ‘thúc’ giải ngân vốn đầu tư công

Hải Dương ‘thúc’ giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến ngày 20/8, tỉnh Hải Dương đã giải ngân được 2025 tỷ đồng, đạt 24% so với tổng vốn thanh toán và 29,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
BĐS thương mại châu Á - Thái Bình Dương trì trệ do chậm cắt giảm lãi suất

BĐS thương mại châu Á - Thái Bình Dương trì trệ do chậm cắt giảm lãi suất

Theo CBRE, hoạt động đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương hồi phục không được như kỳ vọng do việc cắt giảm lãi suất bị trì hoãn, ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Hải Dương chủ trương xây cầu vượt sông Thái Bình và đường dẫn

Hải Dương chủ trương xây cầu vượt sông Thái Bình và đường dẫn

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.
Xem thêm