Lương lao động phổ thông ở Hà Nội cao hơn TP HCM từ 1-3 triệu đồng

LAO ĐỘNG việc làm
15:17 - 31/01/2023
Lương công nhân, shipper Hà Nội cao hơn TP HCM gần 3 triệu đồng.
Lương công nhân, shipper Hà Nội cao hơn TP HCM gần 3 triệu đồng.
0:00 / 0:00
0:00
Nền tảng tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt ghi nhận mặt bằng lương của các nhóm ngành lao động phổ thông tại Hà Nội đang nhỉnh hơn so với TP HCM trong cả 4 quý năm 2022 và cao hơn mức trung bình của quý IV/2021.

Báo cáo thị trường tuyển dụng lao động phổ thông trực tuyến năm 2023 của Việc Làm Tốt (thuộc Công ty Chợ tốt) công bố cuối tháng 1/2023 đã đưa ra góc nhìn về thị trường lao động phổ thông trong năm qua và những dự báo cho năm tiếp theo.

Sau những tác động của thị trường lao động cuối năm 2022, một chu kỳ mới đang dần hình thành khiến các nhà tuyển dụng và người lao động cần thay đổi để thích nghi với biến động kinh tế vĩ mô trong nước.

Công nhân có mức lương tăng trưởng cao nhất trong nhóm lao động phổ thông

Theo báo cáo, giai đoạn cuối năm 2022 và trước Tết Nguyên Đ­án 2023, thị trường lao động trong nước chịu t­ác động mạnh mẽ từ sự suy giảm của kinh tế toàn cầu khiến cho hàng loạt doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, tinh giảm chi phí. Nhiều ngành nghề vốn từng có mức độ thâm dụng lao động cao, song nay chịu cảnh “bó gối" vì không có đơn hàng, không xuất khẩu được hàng hoá­.

Trái lại, các ngành nghề cung ứng cho thị trường nội địa khá bình ổn, và có đủ khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm và Tết. Đáng chú ý hơn cả, ngành du lịch - dịch vụ có sự phục hồi tích cực kể từ sau giai đoạn dịch của năm trước. Điều này đến từ chính sách mở cửa du lịch sớm giúp ngành này đón nhận được số lượng du khách lớn đến từ thị trường trong và ngoài nước.

Nền tảng tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt ghi nhận mặt bằng lương của các nhóm ngành lao động phổ thông tại Hà Nội nhỉnh hơn so với TP HCM.

Diễn biến theo quý, mức lương trong năm 2022 ở Hà Nội đều cao hơn so với mức bình quân của quý 4/2021. Trong khi đó tại TP HCM, mức lương bình quân trong năm 2022 không có sự chênh lệch nhiều.

Cụ thể, nhóm nhân viên chăm sóc khách hàng/telesales, công nhân và bảo vệ là 3 nhóm ngành đang có mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường.

Trong đó, nhân viên chăm sóc khách hàng/telesales có mức lương trung bình và mức tăng trưởng so với 2021 tích cực nhất, điều này phản ánh nhu cầu tuyển dụng ổn định của nhóm công việc này so với các ngành khác trong năm 2022 vừa qua.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc của ngành duy trì ở mức tăng trưởng ổn định sau Tết. Song, tháng 9 ghi nhận sự sụt giảm rõ nét của cả hai đầu cung - cầu lao động, chủ yếu đến từ ảnh hưởng của nguồn nhân viên kinh doanh Bất Động Sản. Nguyên nhân do việc lãi suất ngân hàng tăng cao cùng với thắt chặt chỉ tiêu tín dụng gây nên tác động tiêu cực tới sức mua bất động sản trong giai đoạn nửa cuối năm 2022.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc ngành chăm sóc khách hàng/kinh doanh. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc ngành chăm sóc khách hàng/kinh doanh. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhóm làm công việc shipper là khu vực nóng cuối năm 2021, nhu cầu tăng hơn 20% tháng qua tháng từ tháng 10/2021 - tháng 1/2022. Tuy nhiên, nhu cầu về shipper đã hạ nhiệt trong năm 2022. Mức tuyển dụng trực tuyến trong tháng 12/2022 đang thấp hơn tới 78% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu tuyển dụng cùng các yếu tố khác như chi phí xăng dầu và các chính sách thay đổi trong ngành đã tác động khiến mức lương shipper kém, hấp dẫn hơn so với năm trước.

Nhu cầu tuyển dụng hằng tháng trong nửa đầu năm 2022 của ngành thấp hơn 35% so với thời điểm tháng 1/2022 và tiếp tục giảm sâu thêm 40% vào tháng 9 so với tháng trước đó do ảnh hưởng về giá xăng dầu, cơ chế lương thưởng và biến động trong nhu cầu tuyển dụng của các công ty lớn.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành shipper. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành shipper. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhân viên nhà hàng, khách sạn gồm các công việc như nhân viên phục vụ, phụ bếp, tạp vụ, pha chế… có mức lương trung bình tăng trong năm 2022 nhưng không quá hấp dẫn.

Mặc dù nhu cầu tuyển dụng không tăng trưởng, mức lương trung bình của khối ngành này được dự báo sẽ tăng 5 - 10% trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 ở nhóm F&B và bán lẻ như các ngành nghề: nhân viên phục vụ, nhân viên bán hàng, phụ bếp, đầu bếp, nhân viên kinh doanh. Mức tăng này nhờ vào sự phục hồi về thương mại dịch vụ du lịch của thị trường nội địa khiến nhu cầu nhân sự tăng trưởng trong giai đoạn nửa đầu 2023.

Sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch được thể hiện rõ qua cả nhu cầu tuyển dụng và tìm việc khi các chỉ số việc làm tăng trưởng tích cực trong năm 2022. Riêng ở mảng tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng lao động gia tăng đáng lưu ý vào tháng 4 với mức tăng trưởng hơn 30% so với tháng trước đó.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành nhà hàng khách sạn. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành nhà hàng khách sạn. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Việc Làm Tốt thực hiện so sánh mức lương tăng trưởng giữa quý 4/2022 với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhóm ngành công nhân có mức lương tăng trưởng cao nhất. Trong khi đó, các nhóm ngành bảo vệ, nhân viên nhà hàng, khách sạn, nhân viên chăm sóc khách hàng, telesales và shipper có sự tăng giảm lương không đáng kể.

Nhu cầu tuyển dụng công nhận ghi nhận sự tăng trưởng ngắn hạn trong tháng 6 và tháng 9/ 2022. Tuy nhiên, xu hướng chung của nhu cầu tuyển dụng ngành đều theo hướng giảm sau tháng 2, rõ rệt nhất là vào quý 4/2022 do lượng đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại, cộng với những khó khăn về mặt thị trường.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành công nhân. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc nhóm ngành công nhân. Nguồn: Dữ liệu của Việc Làm Tốt.

Diễn biến thị trường lao động trực tuyến sau Tết Nguyên đán 2023

Hằng năm, giai đoạn sau Tết nhu cầu tuyển dụng và tìm việc đều tăng cao 20 - 40% so với thời gian trước đó. Năm nay, Việc Làm Tốt ghi nhận nhu cầu tuyển dụng ở tất cả ngành hàng vẫn tăng sau Tết nhưng mức tăng trưởng sẽ kém lạc quan hơn rất nhiều.

Cụ thể, khối ngành xuất khẩu cho thị trường nước ngoài vẫn đang bị ảnh hưởng bởi tình hình phức tạp của thế giới, sự sụt giảm đơn hàng xảy ra cục bộ, tập trung ở các ngành da giày, dệt may, gỗ, điện tử. Nhu cầu tuyển dụng các ngành này đang trong đà giảm từ quý 3/2022 dự báo vẫn sẽ đi tịnh tiến hoặc thậm chí giảm tiếp sau Tết.

Khối ngành sản xuất và dịch vụ thương mại bán lẻ cho thị trường nội địa thì tình hình lạc quan hơn. Nhu cầu tuyển dụng ở khối ngành này sau Tết sẽ tăng nhưng không quá mạnh mẽ như mọi năm.

Thị trường thế giới nhiều biến động khiến chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất tăng gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chi tiêu, doanh nghiệp sẽ tìm cách kích cầu bằng các chương trình khuyến mãi ưu đãi đánh vào giá hàng hoá. Để thực hiện được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hoá chi phí sản xuất trong điều kiện giá nguyên vật liệu - lương thực thế giới tăng cao.

Do đó, việc tinh chỉnh chi phí nhân sự và thu hẹp sản xuất là một giải pháp trong giai đoạn sắp tới. Doanh nghiệp sẽ ưu tiên giữ chân người lao động có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm, tăng năng suất lao động thay vì tuyển mới và mở rộng đội ngũ nhân sự.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Xuất khẩu lao động về đích sớm năm 2023

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 9 tháng năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 111.507 lao động, hoàn thành sớm trước 3 tháng kế hoạch đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023.