Mỹ hỗ trợ 50 triệu USD giúp ĐBSCL giảm phát thải khí metan

NÔNG NGHIỆP ĐBSCL
20:56 - 13/06/2022
Mỹ hỗ trợ 50 triệu USD giúp ĐBSCL giảm phát thải khí metan
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 13/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ký thỏa thuận tài trợ về dự án giảm phát thải khí metan trong nông nghiệp.

Dự án “Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp và chống chịu tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian 5 năm (2022 - 2027) với tổng kinh phí khoảng 50 triệu USD và được chia thành nhiều đợt.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ, hàng năm đã tài trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng chục triệu USD để triển khai các dự án trong hợp tác khoa học công nghệ ở các lĩnh vực kiểm soát dịch bệnh, thích ứng biến đối khí hậu, ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Ảnh tác giả

Để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham gia nhiều sáng kiến với Hoa Kỳ cùng các nước và các tổ chức quốc tế”.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan

Thỏa thuận được ký kết là cơ sở để USAID huy động nguồn ngân sách tài trợ cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Thông qua thỏa thuận này, USAID sẽ hỗ trợ Bộ NN&PTNT giảm phát thải khí metan trong nông nghiệp, tăng cường khả năng chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên và xây dựng các chính sách về chống chịu với khí hậu và phát thải thấp.

Trong đó, có các sáng kiến nổi bật như: Đổi mới nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu (AIM4C); Liên minh hành động Thúc đẩy tăng trưởng năng suất bền vững cho an ninh lương thực và bảo tồn tài nguyên (SPG); Trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thực phẩm; Sáng kiến 100 triệu nông dân: chuyển đổi sang hệ thống lương thực không phát thải và thân thiện với môi trường.

Cùng chung kỳ vọng với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cho rằng, thỏa thuận này sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050, bảo vệ sinh kế cho nông dân cũng như tạo ra hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp khỏe mạnh hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, có các giải pháp thuận thiên hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc tiếp