Oxfam: Nền kinh tế vì lợi nhuận đang phá vỡ sự gắn kết xã hội

Mô hình kinh tế thế giới hiện nay đang khiến bất bình đẳng trở nên trầm trọng khi 26 người sở hữu khối tài sản bằng một nửa dân số nghèo nhất nhân loại, đặt ra yêu cầu cần thay đổi phương thức vận hành nền kinh tế.

Ảnh tại triển lãm Nền Kinh tế Nhân văn, do Oxfam Việt Nam tổ chức.
Ảnh tại triển lãm Nền Kinh tế Nhân văn, do Oxfam Việt Nam tổ chức.

Thông điệp này được đưa ra tại cuộc triển lãm "Nền Kinh tế Nhân văn" do Oxfam Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ cuối tháng 12 và kéo dài đến ngày 02/01/2022.

Triển lãm là sự kiện đầu tiên trong chuỗi thảo luận xã hội về sự cần thiết xây dựng nền kinh tế nhân văn lấy con người và trái đất làm trung tâm, thay cho “nền kinh tế vì lợi nhuận” đang phá vỡ sự gắn kết xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nền Kinh tế Nhân văn là mô hình kinh tế mới do tổ chức Oxfam đề xuất trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết những lỗ hổng trong phương thức vận hành nền kinh tế hiện nay. Việc sử dụng GDP làm thước đo cho sự phát triển kinh tế không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Nền kinh tế vì lợi nhuận đang tạo ra những bất bình đẳng trầm trọng trong xã hội và ngày càng gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19 được Oxfam chỉ ra bằng những số liệu dẫn chứng: tài sản của 1% người giàu nhất thế giới nhiều gấp đôi tài sản của 6,9 tỷ nhân loại cộng lại.

Một người tiết kiệm 10.000 USD mỗi ngày, từ thời xây Kim Tự Tháp, thì đến nay tài sản cũng chỉ bằng 1/5 lượng tài sản trung bình của 5 tỷ phú giàu nhất thế giới.

"Chỉ cần đánh thuế 0,5% trên tài sản của 1% người giàu nhất thế giới trong 10 năm tới, chúng ta có đủ tiền để tạo ra 117 triệu việc làm," theo Oxfam.

Hay tính toán thời gian quay lại cuộc sống bình thường trước đại dịch, người nghèo cần thời gian dài gấp 14 lần so với người giàu.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận GDP không phải là thước đo phát triển của quốc gia. Các quốc gia cần đánh giá sự phát triển qua một thước đo rộng hơn về phúc lợi, nghèo đa chiều, và tính tới những yếu tố gây tổn hại tới sự bền vững của môi trường.

Ảnh tác giả

“Oxfam đánh giá cao định hướng phát triển bao trùm mà Chính phủ Việt Nam đặt ra nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng. Nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách giữa định hướng và thực thi chính sách. Vì thế, chúng tôi mong Chính phủ, các Bộ, ban, ngành và các địa phương xây dựng những chính sách, chương trình để hiện thực hóa những mục tiêu này. Điều đó cũng sẽ giúp thay đổi quan niệm sống của người dân đặt lợi ích nhân văn cho cộng đồng, xã hội và môi trường lên trên lợi nhuận ngắn hạn”.

Ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam

Các mô hình tại triển lãm gợi mở về tính cấp thiết xây dựng hệ thống bình đẳng giới, dịch vụ công phổ quát cho toàn dân, các mô hình kinh doanh cho tương lai, việc làm tử tế và các khía cạnh khác trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế dịch chuyển sau tác động của đại dịch COVID-19 và hướng tới Net Zero.

4 mô hình của nền Kinh tế Nhân văn

Điểm cốt lõi của mô hình nền Kinh tế Nhân văn là đặt lợi ích của con người và Trái đất lên trên lợi nhuận. Mô hình này hình thành nên hệ thống kinh tế và xã hội thành công, nơi mà con người là trung tâm của tư duy kinh tế.

Hoạt động kinh doanh và thị trường mang lại lợi ích cho số đông chứ không chỉ một số ít những người giàu; và những giới hạn chịu đựng của môi trường không bị xâm phạm, trong khi những nền tảng xã hội và thịnh vượng về kinh tế vẫn được đảm bảo.

9 lĩnh vực ưu tiên của Nền Kinh tế Nhân văn

1. Không chỉ GDP, mà cần phải đạt được mục tiêu về phúc lợi xã hội, đảm bảo bình đẳng, và giữ gìn môi trường

2. Điều tiết được thị trường chứ không để thị trường chi phối

3. Chấm dứt sự tập trung cao độ của cải vào tay một số ít

4. Thực hiện thuế lũy tiến

5. Phổ cập toàn dân tiếp cận đến dịch vụ công

6. Lương công bằng

7. Bình đẳng giới (bao gồm vấn đề công việc chăm sóc không được trả lương)

8. Mô hình kinh doanh mới

9. Sự tham gia của người dân

Để hiện thực hóa nền Kinh tế Nhân văn, Oxfam đưa ra 4 mô hình cần thay đổi cho nền kinh tế hiện tại.

Mô hình về không gian phát triển được Oxfam để cập đến đầu tiên và cho rằng để cải thiện việc xã hội phân cực giàu nghèo, việc cần làm là tăng số lượng dân cư thuộc tầng lớp trung lưu. Nhóm dân cư này thường sống ở các đô thị.

Sự phát triển của các đô thị vệ tinh vừa và nhỏ, chất lượng sống và dịch vụ cơ bản được đáp ứng, có kết nối tốt với các đô thị lớn và khu vực nông thôn thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông thuận tiện, giúp thúc đẩy việc đạt được cả ba mục tiêu là kinh tế thịnh vượng, xã hội công bằng và tương lai bền vững.

Oxfam: Nền kinh tế vì lợi nhuận đang phá vỡ sự gắn kết xã hội

Sự kết nối này được tạo ra nhờ sự phát triển hạ tầng cơ sở cứng cũng như hạ tầng cơ sở mềm, bao gồm thể chế hay lĩnh vực hỗ trợ cho lao động di cư.

Thay đổi mô hình dịch vụ công cũng là một yếu tố quan trọng để thay đổi phương thức vận hành nền kinh tế hiện tại. Oxfam cho rằng, chi phí y tế và giáo dục đang là gánh nặng của người dân Việt Nam. Để giải quyết, nguồn thu từ thuế cần được hướng đến việc xây dựng hệ thống giáo dục và y tế phổ quát miễn phí cho tất cả mọi người.

Oxfam: Nền kinh tế vì lợi nhuận đang phá vỡ sự gắn kết xã hội

Thông qua việc trang bị cho người dân những công cụ thuận tiện dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá chất lượng các dịch vụ công và truyền thông tới người dân để họ tích cực sử dụng các công cụ này, cơ quan nhà nước sẽ xây dựng được một cơ chế phản hồi khách quan, đáng tin cậy về chất lượng dịch vụ công.

Một yếu tố được nhắc đến nhiều đó chính là cải thiện mô hình bình đằng giới. Các công việc chăm sóc con cái, người cao tuổi, người bị bệnh hoặc khuyết tật về thể chất và tinh thần, các công việc nhà như nấu ăn, lau dọn, giặt giũ, may vá, lấy nước, chẻ củi... vốn rất quan trọng đối với xã hội và nền kinh tế.

Oxfam: Nền kinh tế vì lợi nhuận đang phá vỡ sự gắn kết xã hội

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể cả về chính sách và thực hành về giới. Luật Bình đẳng giới Việt Nam năm 2006 là một trong những văn bản pháp luật về giới tiến bộ nhất châu Á.

Tuy nhiên, các khuôn mẫu và định kiến xã hội vẫn tồn tại, khiến nhiều phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và không thể tận dụng các cơ hội giáo dục, chính trị và kinh tế. Phụ nữ vẫn đang chịu thiệt thòi cả trên cả ba loại hình bình đẳng: cơ hội, kết quả, tiếng nói và vị thế.

Trong tương lai, công việc chăm sóc không được trả lương (unpaid care work) cần được tính, và và tiến tới trở thành một cấu phần trong GDP để ghi nhận đầy đủ hơn đóng góp của nữ giới vào sự phát triển của quốc gia.

Oxfam cho rằng, Nhà nước cần đầu tư cung cấp các dịch vụ chăm sóc như nhà dưỡng lão, nhà trẻ, mẫu giáo...bên cạnh các phong trào xã hội thay đổi các khuôn mẫu và định kiến giới để giải phóng phụ nữ.

Từ những yếu tố trên, Oxfam đưa ra đề xuất các doanh nghiệp cần thay đổi mô hình kinh doanh hướng tới ba trách nhiệm:

Trách nhiệm cơ bản – tôn trọng quyền con người: Tôn trọng quyền con người và trả mức lương đủ để người lao động thực hiện các quyền này. Trách nhiệm này hiện đã được công nhận rộng rãi là cơ sở nền tảng của mọi doanh nghiệp.

Trách nhiệm xã hội – trách nhiệm công dân của doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư vào các thực hành đạo đức, hạn chế tối đa tổn hại cho xã hội và môi trường. Thêm vào đó, các doanh nghiệp là mắt xích quan trọng giúp giải quyết tình trạng đói nghèo, thông qua hợp tác với các cộng đồng yếu thế trong cùng một chuỗi giá trị.

Trách nhiệm khai sáng – các giá trị chung: Mô hình giá trị chung hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong dài hạn, thông qua việc xác định những lĩnh vực mà doanh nghiệp và xã hội có thể đem lại lợi ích cho nhau. Mô hình này đóng góp vào thành công của doanh nghiệp trong dài hạn dựa trên việc doanh nghiệp đồng hành giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

Oxfam: Nền kinh tế vì lợi nhuận đang phá vỡ sự gắn kết xã hội

Đánh giá về khả năng thay đổi phương thức vận hành nền kinh tế, TS. Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tư vấn chính sách kinh tế - xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết: “Để xây dựng Nền Kinh tế Nhân văn ở Việt Nam, cần thúc đẩy phát triển bao trùm đi cùng với kiềm chế sự gia tăng chênh lệch về tài sản. Đến năm 2030 và xa hơn là năm 2045, xu hướng gia tăng bất bình đẳng về tài sản có thể là rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự gắn kết xã hội nói riêng và sự phát triển của Việt Nam nói chung.”

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Tại Nghị quyết số 62, Quốc hội giao nhiệm vụ Bộ GTVT trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho rằng cần có chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý những dòng sông chết và các đơn vị xả thải phải đóng góp nguồn lực.
'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

Các doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn trong việc đặt ra chiến lược, phát triển mang tính dài hơi, bền vững cho sự nghiệp của mình.
Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh bề bộn khó khăn. Tuy vậy, nhìn về triển vọng cuối năm, các động lực tăng trưởng chính đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

Theo đại biểu, cần có chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Các chuyên gia đồng thuận việc hạ lãi suất rất quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng, cần kết hợp với nhiều chính sách khác như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư công... để tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.
Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

Theo ông Phan Đức Hiếu, cải cách thể chế thậm chí còn quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn, không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh.
Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Các tổ chức đánh giá quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang dần hình thành sau nửa đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2023, trước khi tăng tốc vào năm 2024.
Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, thì 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hơn 9%, đây là một thách thức tương đối lớn.
Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Theo Tổng Giám đốc CTTĐT Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm, thông tin chính sách phải đi trước, đi nhanh, đi bằng nhiều con đường thì mới cạnh tranh được với sự xâm thực của các thông tin sai, xấu độc; tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.
Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh, TP HCM là đô thị loại đặc biệt, không chỉ là cơ chế đặc thù, mà cần phải có cơ chế đặc biệt; không chỉ vượt trội mà cần đi trước để thành phố thực sự là đầu tàu đa chức năng của đất nước.
Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt sáng 7/6, câu hỏi có bao nhiêu đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước đã được ứng dụng được các đại biểu Quốc hội nêu ra.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Theo đại biểu Quốc hội, để chính sách phù hợp, gắn liền với cuộc sống thực tế thì bên cạnh việc đưa tin và truyền thông chính sách còn phải thực hiện phê bình chính sách.
Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Theo đại biểu Quốc hội, khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp trong khi không ít tư vấn viên chưa đủ tâm đủ tầm, thì việc đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý lẫn tình.
Xem thêm