PVS thành doanh nghiệp dầu khí đầu tiên đủ chức năng làm điện gió ngoài khơi

DOANH NGHIỆP Việt nAM
11:56 - 04/01/2022
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam nhưng rất tiềm năng.
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam nhưng rất tiềm năng.
0:00 / 0:00
0:00
Việc trở thành doanh nghiệp đầu tiên của ngành Dầu khí đủ chức năng làm điện gió là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển của PVS, phù hợp với định hướng của PVN trong bối cảnh dịch chuyển năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam.

Được sự chấp thuận của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN, công ty mẹ), Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã chứng khoán PVS) vừa bổ sung danh mục đầu tư điện gió ngoài khơi vào ngành nghề kinh doanh chính.

Cụ thể, ngành nghề bổ sung được hơn 98,03% cổ đông thống nhất thông qua vào Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (29/12/2021) gồm: Sản xuất điện; truyền tải và phân phối điện; xây dựng các công trình công nghiệp - năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy triều); xây dựng công trình khác không phải nhà...

Thời gian qua, PVS đã tham gia cung cấp dịch vụ cho phần lớn các dự án điện gió gần bờ tại khu vực Tây Nam Bộ như vận chuyển, lắp đặt tháp, turbine gió, rải cáp ngầm... Công ty cũng đang cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng phục vụ công tác vận chuyển nhân sự, thiết bị vận hành và bảo dưỡng tại dự án điện gió Bình Đại – Bến Tre và dự án điện gió tại Trà Vinh; cung cấp, lắp đặt và vận hành phao nổi FLIDAR đo gió, thủy văn cho dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long của khách hàng Enterprize Energy tại khu vực biển Bình Thuận.

Ngoài ra, PVS còn thắng thầu quốc tế gói thầu thiết kế, mua sắm và chế tạo hai trạm biến áp ngoài khơi (offshore substation – OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 và 3 tại Đài Loan.

PVS đã có nhiều kinh nghiệp về cung cấp dịch vụ cho các dự án điện gió.

PVS đã có nhiều kinh nghiệp về cung cấp dịch vụ cho các dự án điện gió.

Tiềm năng điện gió ngoài khơi Việt Nam

Năng lượng gió ngoài khơi hay điện gió ngoài khơi (Offshore wind power) là ngành công nghiệp tương đối mới nhưng có tiềm năng vô cùng lớn; được kỳ vọng do tạo nên nguồn năng lượng sạch trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Với chiều dài bờ biển hơn 3.000km, Việt Nam được đánh giá có nguồn tài nguyên gió tốt nhất trong khu vực, vận tốc gió ở độ cao 100 m đạt khoảng 9-10 m trên giây. Trong Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam hồi tháng 12 vừa qua, Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An cho biết Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch điện VIII, và dự kiến phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, nâng lên khoảng 40.000 MW vào năm 2045.

Về mục tiêu khiêm tốn trong giai đoạn đầu, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo lý giải, thị trường điện gió hiện vẫn còn mới mẻ, bị ràng buộc bởi lưới truyền tải nên chúng ta chưa làm chủ và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi. Đến năm 2030, Việt Nam chỉ tham gia vào lượng công suất nhất định để có thời gian tăng cường lưới điện truyền tải, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp cho điện gió ngoài khơi.

Số liệu từ Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch cho thấy, tính đến 31/10/2021, Việt Nam đã có 88 dự án điện gió hoà lưới với tổng công suất đặt khoảng 4,2 GW. Đối với điện gió ngoài khơi, hiện đã có 35 dự án đang nghiên cứu và triển khai với tổng công suất dự kiến 60 GW.

Với sự tham gia của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, điện gió ngoài khơi hứa hẹn sẽ có tiềm lực để trỗi dậy trong thời gian tới. Được biết, trong Tập đoàn PVN, hiện chỉ có PVS có đầy đủ chức năng, cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đầu tư, phát triển và vận hành khai thác các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Theo báo cáo Wind Outlook 2019 của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), tài nguyên điện gió ngoài khơi toàn cầu có tiềm năng đạt 420.000 TWh (1 TWh = 1 tỷ kWh) hằng năm, nhiều gấp 18 lần nhu cầu hiện tại của toàn thế giới.

Từ năm 2010 đến nay, thị trường điện gió ngoài khơi đã chứng kiến sự gia tăng liên tục hàng năm 30%. Hiện có khoảng 150 trang trại gió biển lớn đã hoạt động, đặc biệt tăng mạnh tại Anh, Đức, Đan Mạch, Mỹ, Trung Quốc…

IEA dự báo đến năm 2040, điện gió ngoài khơi toàn cầu sẽ có số vốn đầu tư phát triển khoảng 1.000 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng công suất lắp đặt hàng năm là 13%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.