Quỹ đầu tư của PVI không còn là cổ đông lớn của Vinapharm

DVN PVI
09:56 - 13/06/2023
Quỹ đầu tư của PVI không còn là cổ đông lớn của Vinapharm
0:00 / 0:00
0:00
Sau 3 lần liên tục bán hàng chục triệu cổ phiếu trong thời gian ngắn chỉ từ cuối tháng 5 tới nay, Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) đã không còn là cổ đông lớn của Tổng công ty Dược Việt Nam - Vinapharm.

Ngày 12/6, Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP (Vinapharm, UPCoM: DVN) đã thông báo về việc Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) không còn là cổ đông lớn của tổng công ty.

Trước đó, vào ngày 1/6, POF đã bán gần 7,7 triệu cổ phiếu DVN, giảm sở hữu của quỹ này tại DVN từ 5,99% xuống còn 2,75% vốn điều lệ, tương đương giảm sở hữu xuống còn hơn 6,5 triệu cổ phiếu.

Tạm tính với mức giá cuối phiên 1/6 (18.450 tỷ đồng), POF có thể thu về hơn 141,8 tỷ đồng từ thương vụ này. Đây là lần thứ 3 Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI bán bớt cổ phiếu tại DVN. Lý do được POF đưa ra là do giảm tỷ trọng đầu tư tại DVN.

2 lần thoái vốn trước lần lượt diễn ra vào các ngày 26/5 và ngày 31/5. Theo đó, Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI đã bán lần lượt gần 10 triệu cổ phiếu và hơn 14,3 triệu cổ phiếu DVN, giảm tỷ lệ sở hữu của quỹ tại Tổng công ty Dược Việt Nam từ tổng cộng 16,24% xuống 5,99%. Tạm tính với mức giá kết phiên ngày 26/5 và 31/5, POF đã thu về lần lượt 169,8 tỷ đồng và 248,4 tỷ đồng từ 2 thương vụ này.

Không chỉ có Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) muốn giảm tỷ trọng đầu tư tại DVN, là tổ chức có liên quan tới POF, Quỹ đầu tư Hạ tầng PVI (PIF) cũng đã thoái toàn bộ 4,5 triệu cổ phiếu sở hữu tại DVN thông qua 3 đợt giao dịch, với lý do giảm tỷ trọng đầu tư.

Giao dịch của PIF diễn ra vào các ngày 5/4, 26/5 và 31/5, với 2,65 triệu cổ phiếu được bán trong đợt 1 (ngày 5/4), gần 1,7 triệu cổ phiếu được bán đi trong đợt 2 (từ 25/5 - 26/5) và 152.146 cổ phiếu còn lại được giao dịch trong ngày 31/5. Sau 3 thương vụ này, sở hữu của PIF tại DVN giảm từ 1,9% xuống còn 0% vốn điều lệ và thu về khoảng 77,1 tỷ đồng.

Quỹ đầu tư Hạ tầng PVI (PIF) là tổ chức có liên quan tới Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) do được quản lý bởi cùng một công ty quản lý quỹ là CTCP Quản lý Quỹ PVI, thuộc hệ sinh thái PVI Holdings.

PVI hoạt động theo mô hình công ty mẹ và công ty con với các hoạt động kinh doanh lõi bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, quản lý tài sản. Các công ty con của PVI gồm Tổng công ty Bảo hiểm PVI (PVI Insurance), Tổng công ty Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) và Công ty Quản lý quỹ PVI (PVI AM).

Cổ phiếu DVN vẫn dao động quanh vùng giá 17.000 đồng/cp và chỉ bắt đầu chứng kiến sự bứt phá vào hồi cuối tháng 5, thời điểm các quỹ đầu tư họ PVI bắt đầu thoái dần vốn tại DVN. Ảnh: TradingView

Cổ phiếu DVN vẫn dao động quanh vùng giá 17.000 đồng/cp và chỉ bắt đầu chứng kiến sự bứt phá vào hồi cuối tháng 5, thời điểm các quỹ đầu tư họ PVI bắt đầu thoái dần vốn tại DVN. Ảnh: TradingView

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DVN đã mất 20% thị giá kể từ khi bắt đầu đà sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán hồi cuối tháng 3 - đầu tháng 4/2022. Sau đà giảm mạnh, cổ phiếu DVN dao động quanh vùng giá 17.000 đồng/cp và chỉ bắt đầu chứng kiến sự bứt phá từ cuối tháng 5, cũng thời điểm các quỹ đầu tư họ PVI bắt đầu thoái dần vốn tại DVN.

Kết phiên giao dịch ngày 12/6, cổ phiếu DVN tăng 2,1% lên 19.200 đồng/cp, tương đương vốn hóa hơn 4.550 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, DVN đã chứng kiến kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1/2023 với khi tăng trưởng 15% về doanh thu, đạt 1.234 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ giá vốn, công ty lãi gộp gần 127 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 81%, đạt gần 47 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ, đạt gần 7 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết cũng tăng 40%, lên hơn 28 tỷ đồng.

Cùng với đó, các khoản chi phí đều có sự tiết giảm so với cùng kỳ. Nhờ vậy, công ty ghi nhận lợi nhuận ròng tăng vọt gấp 2,5 lần cùng kỳ, đạt 111 tỷ đồng.

Tại tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến diễn ra bằng 30/6 tới, công ty đặt mục tiêu doanh thu năm nay gần 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 292 tỷ đồng. Đến hết quý 1, công ty đã hoàn thành 20,9% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận.

Lý giải cho mức tăng trưởng trong quý 1/2023, DVN cho biết chi phí tài chính quý 1 giảm do biến động giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết tăng so với thời điểm kết thúc năm tài chính 2022. Nhờ vậy, khoản hoàn nhập chi phí trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính quý 1/2023 cao hơn cùng kỳ. Ngoài ra, trong quý 1, công ty cũng ghi nhận doanh thu từ cổ tức của các đơn vị có vốn góp.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.