Sức ép lên thị trường khi giá xăng dầu tăng liên tiếp

Xăng Dầu Việt nAM
17:03 - 21/02/2022
0:00 / 0:00
0:00
Từ 15h chiều 21/2, giá xăng E5 RON 92 trong nước tăng 961 đồng/lít lên 25.531 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 965 đồng/lít lên 26.285 đồng/lít. Theo các chuyên gia, giá xăng dầu tăng cao liên tiếp có thể khiến Việt Nam không đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Giá xăng liên tục tăng cao trong bối cảnh thị trường nguồn cung trong nước đang có nhiều biến động, đặc biệt khi các đại lý, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đều than khó nhập hàng và mức chiết khấu giảm mạnh, nhiều nơi than lỗ 500-800 đồng/lít.

Thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp trước căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine, trong khi dự trữ xăng dầu tại nhiều nước giảm và nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.

Giá găng RON 95 lên hơn 26.000 đồng/lít, mức cao nhất lịch sử

Chiều 21/2, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần. Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 961 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 965 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 25.531 đồng/lít và xăng RON 95 là 26.285 đồng/lít.

Như vậy, giá xăng trong nước đã có lần tăng thứ năm liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022. Đáng chú ý, giá xăng RON 95 trong nước hiện đã vượt đỉnh lịch sử và xác lập kỷ lục mới (thời điểm ngày 7/7/2014, xăng E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít).

Không chỉ xăng, giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành lần này cũng được điều chỉnh tăng. Giá bán đối với mặt hàng dầu diesel lên 20.800 đồng/lít; dầu hỏa là 19.500 đồng/lít và dầu mazut là 17.930 đồng/kg.

Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính - Công Thương trích quỹ bình ổn với dầu mazut 300 đồng/kg. Trong khi đó, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn đối với xăng E5 RON 92 ở mức 250 đồng/lít, RON 95 là 100 đồng/lít và dầu diesel là 400 đồng/lít.

Từ đầu năm đến nay, liên bộ Công Thương - Tài chính liên tục chi mạnh quỹ bình ổn giá để kiềm chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.

Ngày 17/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai quyết định của Bộ Công Thương về việc thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu - Ảnh minh họa

Ngày 17/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai quyết định của Bộ Công Thương về việc thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu - Ảnh minh họa

Đề phòng tác động từ việc tăng giá xăng dầu

Theo Tổng cục Hải quan, diễn biến xuất nhập khẩu xăng dầu trong năm 2021 và tháng 1/2022. Năm 2021, xuất khẩu 2.362.000 tấn, tăng 4%, nhập khẩu 6.989.000 tấn, giảm 15,5%, nhập siêu 4.627.000 tấn, giảm 22,9% hay giảm 1.373.000 tấn.

Tháng 1/2022, xuất khẩu 96.000 tấn, giảm 37,6%, nhập khẩu 613.000 tấn, giảm 25,8%, nhập siêu 517.000 tấn, giảm 24,2%, hay giảm 165.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, năm 2021 nhập siêu xăng dầu giảm. Nguyên nhân đến từ nhu cầu sử dụng xăng dầu ở trong nước giảm do ảnh hưởng sản xuất và đời sống bởi làn sóng dịch thứ 4. Ngoài ra, giá nhập khẩu xăng khá cao và nguy cơ đứt gãy nguồn cung vẫn còn hạn chế.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ông Nguyễn Bích Lâm: khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vô hiệu hóa chính sách tài khóa cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai. Đây vốn là chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát. Giảm hiệu quả hoặc vô hiệu hóa chính sách này dẫn tới không đạt mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách.

Còn theo các chuyên gia kinh tế, tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Lấy dẫn chứng trong năm 2021, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,12%; công nghiệp tăng 2,91%đều cao hơn mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng – CPI (1,84%). Năm 2022, khoảng cách chênh lệch trên sẽ còn cao hơn. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước, đối với xuất khẩu cũng gặp tình trạng khó khăn.

Giá xăng tăng cũng đẩy giá dịch vụ giao thông tăng, đưa dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 (9,67%) trong tổng số các dịch vụ khác tại Việt Nam. Đứng thứ nhất và thứ 2 lần lượt là dịch vụ ăn uống (33,56%); nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng (18,82%). Đứng thứ 4 là nhóm hàng hóa, dịch vụ khác (6,74%); tiếp theo là giáo dục 6,17%; may mặc (5,7%)...

Năm 2021, giá cước vận tải cao gấp nhiều lần tốc độ tăng chung của CPI. Tháng 12/2021, giá cước vận tải tăng 15,81% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân năm 2021 tăng 10,52%. Trong tháng 1/2022, giá cước vận tải tăng 14,55% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 2/2022, tốc độ tăng được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Tin liên quan

Đọc tiếp