Giá xăng có thể vượt đỉnh, tăng 800-1.100 đồng/lít vào hôm nay

Xăng Dầu Việt nAM
07:50 - 21/02/2022
Giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành giá ngày 21/2. Nguồn: VnExpress.
Giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành giá ngày 21/2. Nguồn: VnExpress.
0:00 / 0:00
0:00
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM dự báo trong kỳ điều chỉnh ngày hôm nay 21/2, giá xăng trong nước có thể tăng hơn 1.100 đồng/lít, giá dầu cũng tăng quanh mức 800-900 đồng/lít nếu không tác động đến Quỹ BOG và tính theo công thức cũ.

Theo Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/2 tăng so với kỳ tính giá ngày 11/2.

Giá xăng dầu ở thị trường Singapore. Nguồn: Bộ Công Thương.

Giá xăng dầu ở thị trường Singapore. Nguồn: Bộ Công Thương.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM thông tin, với những biến động của giá xăng dầu thế giới, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá (BOG) và tính theo công thức cũ, giá xăng trong nước vào ngày hôm nay 21/2 có thể điều chỉnh tăng hơn 1.100 đồng/lít. Giá bán đối với mặt hàng dầu cũng sẽ tăng quanh mức 800 - 900 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể nhích thấp hơn với mức 830-1.000 đồng/lít.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 trong năm 2022. Như vậy, giá xăng dầu có thể tiếp tục phá đỉnh 8 năm sau kỳ điều hành hôm nay.

Trước đó, ngày 18/2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định. Đồng thời, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, đánh giá kỹ tác động đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Căn cứ vào Điều 27, Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định về thời gian điều chỉnh giá xăng dầu là ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng.

Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.

Tuy nhiên, đợt điều chỉnh giá lần này (ngày 11/2) đã chậm 10 ngày so với thông thường, do ngày 1/2 rơi vào mùng 1 Tết và theo Nghị định 95 sẽ chuyển sang kỳ điều hành tiếp theo.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nếu kỳ điều hành đầu tháng 2 vẫn diễn ra bình thường hoặc Bộ Công Thương linh hoạt khi thị trường bất thường, thì biên độ tăng giá xăng sẽ không "sốc" như vậy và cũng không có tình trạng găm hàng, chờ tăng giá như đã thấy thời gian qua.

"Nếu chúng ta điều hành linh hoạt hơn, điều chỉnh xăng dầu vào ngày mùng 2 hoặc mùng 3 thì sẽ không có hiện tượng này", ông Thịnh nói.

Tại cuộc họp ngày 9/2 mới đây, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng cần có sự linh hoạt hơn trong điều hành giá xăng dầu, không nhất thiết phải chờ đúng 10 ngày như quy định, mà có thể 3 hoặc 5 ngày điều chỉnh.

Bộ Công Thương sẽ báo cáo Chính phủ, đề nghị cho phép Liên Bộ Công Thương - Tài chính linh hoạt hơn trong điều hành, để giá mặt hàng này tiệm cận thế giới.

Giá xăng tăng cao ở mức kỷ lục có thể gây ra những tác động lớn tới ngành vận tải, giá cả hàng hóa tiêu dùng, chi phí kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp…, đặc biệt trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tác động rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội.

Việc giá xăng tăng mạnh xuất phát từ giá dầu thô thế giới tăng cao lên gần 100 USD/thùng, cùng với việc nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất vừa qua khiến nguồn cung thiếu hụt.

Ngoài sự thiếu linh hoạt trong điều hành như các chuyên gia nhận định, không thể không bàn đến những bất cập trong việc dự trữ lưu thông xăng dầu.

Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu trước đây yêu cầu doanh nghiệp đầu mối phải đảm bảo dự trữ lưu thông 30 ngày; doanh nghiệp sản xuất dự trữ 30-60 ngày, phòng khi có sự cố bất ngờ, như sự cố Nghi Sơn giảm công suất vừa qua, để tránh đứt gãy nguồn cung, đảm bảo phục vụ thị trường.

Tuy nhiên, tại Nghị định 95 có hiệu lực từ đầu năm nay, mức dự trữ lưu thông với xăng dầu thành phẩm được rút xuống chỉ còn 20 ngày. Điều này dẫn tới rủi ro thiếu hụt nguồn cung khi các nhà máy lọc hóa dầu trong nước gặp sự cố.

Bên cạnh đó, ngày 17/2 vừa qua, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành với các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu. Theo đó, 33 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu sẽ bị thanh tra trong đợt này.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nguồn: Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nguồn: Bộ Công Thương.

Đoàn kiểm tra sẽ làm rõ vấn đề về giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu; Hợp đồng phân phối xăng dầu của thương nhân với tổng đại lý, đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ... Kể cả việc mua xăng dầu với các đối tác trong và ngoài nước và cả hợp đồng mua xăng dầu từ các nhà máy sản xuất xăng dầu, các thương nhân đầu mối trong nước...

Trước đó, trong kỳ điều chỉnh gần nhất vào ngày 11/2, giá các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường được niêm yết như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp