Sụt 900 điểm, Dow Jones ghi nhận ngày mất điểm tồi tệ nhất từ đầu năm 2021

CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI
07:57 - 27/11/2021
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages
0:00 / 0:00
0:00
Nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày thứ Năm cảnh báo về biến chủng COVID-19 mới được phát hiện tại Nam Phi.

Nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày thứ Năm cảnh báo về biến chủng COVID-19 mới được phát hiện tại Nam Phi.

Thị trường chứng khoán giảm điểm rất sâu trong ngày thứ Sáu khi mà biến chủng COVID-19 mới được phát hiện tại Nam Phi, tâm lý nhà đầu tư trở nên lo sợ, họ rút tiền khỏi các tài sản rủi ro.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 905,04 điểm tương đương 2,53% và như vậy ghi nhận ngày giảm điểm sâu nhất trong năm, đóng cửa ở mức 34.899,34 điểm.

Chỉ số S&P 500 mất 2,27% xuống 4.594,6 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 2,23% xuống 15.491,6 điểm. Ở thời điểm giảm sâu nhất trong phiên, chỉ số Dow Jones mất hơn 1.000 điểm.

Nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày thứ Năm cảnh báo về biến chủng COVID-19 mới được phát hiện tại Nam Phi. Biến chủng mới có số lượng đột biến rất cao và khả năng lây nhiễm cực mạnh.

Bởi số lượng đột biến cao, các nhà khoa học lo sợ nó có khả năng kháng vắc xin cao dù rằng WHO nói rằng sẽ cần thêm các cuộc điều tra để có thể khẳng định được điều này. Vào ngày thứ Sáu, WHO đã thể hiện tâm lý lo lắng về biến chủng mới và gọi nó bằng cái tên “omicon”.

Mới đây, Anh đã tạm hoãn các chuyến bay từ 6 nước châu Phi do lo ngại về biến chủng này. Israel đã cấm việc đi lại đến một số nước sau khi có thông tin về một ca nhiễm trong số những người đến Israel. 2 trường hợp bị phát hiện tại Hồng Kông. Bỉ cũng xác nhận về một ca lây nhiễm.

Các chuyên gia chứng khoán cũng thể hiện sự lo lắng về việc biến chủng COVID-19 xuất hiện. Chuyên gia Jim Cramer thuộc CNBC nói: “Khi chúng tôi đọc tin tức thấy rằng có một ca tại Bỉ và một ca tại Botswana, chúng tôi sợ hãi về khả năng khi chúng tôi thức dậy vào tuần sau chúng tôi sẽ chẳng biết trước chuyện gì sẽ xảy ra”.

Giá trái phiếu tăng và lợi suất trái phiếu giảm trong bối cảnh nhà đầu tư tìm đến sự an toàn nhiều hơn. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm giảm 15 điểm cơ bản xuống còn 1,49% (1 điểm cơ bản tương đương 0,01%). Đây là mức đảo chiều đáng kể khi mà lợi suất trái phiếu vào đầu tuần này tăng vượt 1,68%. Lợi suất trái phiếu thường diễn biến trái chiều với giá.

Thị trường chứng khoán châu Á chịu ảnh hưởng mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông đều mất hơn 2%. Chỉ số Dax của Đức giảm hơn 4%. Giá bitcoin sụt 8%.

Chỉ số CBOE, chỉ số đo biến động nỗi sợ trên phố Wall, tăng lên mức 28 điểm, ngưỡng cao nhất trong 2 tháng giao dịch gần đây. Giá dầu giảm rất mạnh.

Chiến lược gia cao cấp tại công ty chứng khoán Matsui, ông Tomoichiro Kubota, nhận xét: “Phản ứng của thị trường Nhật dường như vẫn khá hạn chế, bởi cho đến giờ vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến chủng này. Hiện đang tồn tại nỗi lo về khả năng biến chủng mới có khả năng lây lan mạnh hơn so với biến chủng delta trước đây, chính vì vậy nhà đầu tư phải tính đến kịch bản xấu nhất khi mà các thành phố buộc phải áp dụng biện pháp phong tỏa trở lại”.

Giới chức y tế Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết ca mắc biến chủng B.1.1.529 đầu tiên tại hòn đảo này chính là bệnh nhân COVID-19 gây lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Cơ quan y tế Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 25/11 cho biết bệnh nhân được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.1.52 đến từ Nam Phi hôm 11/11. Người này cách ly tại khách sạn Regal Airport và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 15/11. Vị khách 62 tuổi đến từ Canada ở phòng đối diện với bệnh nhân trên cũng xét nghiệm dương tính với biến chủng trên 5 ngày sau đó.

Sau các trường hợp trên, giới chức trách địa phương đã yêu cầu toàn bộ khách trong 12 phòng khác cùng tầng cách ly thêm 14 ngày. Tính đến hiện tại, chưa có ca nhiễm mới liên quan nào được ghi nhận.

Đọc tiếp