MWG được khối ngoại gom ròng mạnh, FPT chinh phục đỉnh mới

FPT MWG
16:16 - 02/05/2024
Giao dịch sàn HoSE phiên 2/5.
Giao dịch sàn HoSE phiên 2/5.
0:00 / 0:00
0:00
Sau kỳ nghỉ lễ, thị trường giao dịch trở lại với việc tăng điểm hồi phục khá tốt. Tuy nhiên thanh khoản chưa cải thiện được là bao cho thấy tâm lý dòng tiền vẫn đang lưỡng lự đề phòng.

Kết phiên 2/5, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.216,36 điểm, tăng gần 7 điểm so với đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 4. HNX-Index và UPCoM cũng đều kết phiên trong sắc xanh. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 14.300 tỷ đồng - sụt giảm mạnh so với trung bình từ đầu năm 2024 đến nay.

Khối ngoại giao dịch hơn 4.000 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng hơn 900 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong tuần trước, tổng giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 1.127 tỷ đồng, giảm 24% về lượng và 26% về giá trị so với tuần trước nữa.

Phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng đột biến ngành nước BWE, với giá trị 514 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUESSVFL và SSI cũng bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng. Kế đến, CTG và DIG bị bán ròng trên 60 tỷ đồng; VRE 47 tỷ đồng; VPB, HCM gần 40 tỷ đồng; VCI, HDB, GMD trên 20 tỷ đồng…

Chiều ngược lại, MWG được mua ròng mạnh nhất 240 tỷ đồng; tiếp theo là BID 55 tỷ đồng, VNM 45 tỷ đồng, SAB 35 tỷ đồng, VHM 25 tỷ đồng…

Đà tăng của VN-Index được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu bluechip, gồm BCM +3,1%, FPT +3,3%, POW +5,7%, SAB +4%, SHB +2,2%; VIB, VRE, MWG, MSN, BVH tăng hơn 1%.

Với mức tăng trên, FPT tiếp tục phá đỉnh ở vùng giá 127.300 đồng/cp. Trong tuần trước, cổ phiếu đầu ngành công nghệ thông tin đã bứt tốc hơn 13%, liên tục lập đỉnh mới. Diễn biến tích cực sau thông tin FPT “bắt tay” với Tập đoàn Nvidia phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

MWG của Thế giới Di động cũng đang phục hồi khá tốt, về lại vùng giá 55.600 đồng/cp - vùng đỉnh ngắn hạn của năm 2023. Công ty đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với con số doanh thu thuần 31.486 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi ròng hơn 902 tỷ đồng, gấp 42 lần quý 1/2023 và gấp 5 lần lợi nhuận của cả năm 2023. Kết quả của MWG vượt xa dự báo của nhiều đơn vị phân tích trước đó.

Chiều giảm trong VN30 có STB -2,1%, VPB -1,4%, SSI -1,4%, CTG -1,4%, TPB -1,4%; HPG, SSB, VIC, VJC giảm nhẹ.

Với sự dẫn dắt của FPT, nhóm công nghệ thông tin dẫn đầu chiều tăng về vốn hóa. Trong nhóm này, CTR và CMG cũng tăng lần lượt 2,8% và 3,4%.

Các nhóm xây dựng, bán lẻ, bảo hiểm, thủy sản, thiết bị điện đều diễn biến tích cực. Nhóm bán lẻ ngoài MWG thì FRT cũng tăng 1,8%, PNJ tăng 1,2%, DGW tăng 0,5%. Nhóm thủy sản có VHC +2,6%, ANV +1,7%, CMX +2,2%, IDI +0,9%, FMC +0,3%... Nhóm bảo hiểm có BVH +1,7%, PVI +1,4%, BIC +4,4%, PTI +5,3%, PRE +2,7%...

Nhóm ngân hàng tăng nhẹ với sự phân hóa. Chiều tăng có VCB +0,8%, VIB +1,4%, TCB +0,5%, SHB +2,2%, ACB +0,6%, MBB +0,7%, HDB +0,2%, SGB +4,6%, VAB +1,1%, NAB +0,6%. Đáng chú ý là VBB tăng trần hơn 14% lên mức giá 12.700 đồng/cp. Chỉ từ giữa tháng 4/2024 đến nay, cổ phiếu của Vietbank tăng hơn 30%.

Tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 26/4 vừa qua, Vietbank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.050 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2023; chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu.

Nhóm bất động sản cũng tăng nhẹ vốn hóa nhờ sự tích cực của một số mã lớn như VHM +0,9%, BCM +3,1%, VRE +1,3%, NLG +3,6%, DXG +1,6%, TCH +1,9%, ITA +2%, NBB +3,8%, HPX +2,2%, AGG tăng trần… Ngược lại, DIG giảm sâu 3,4%, lùi về vùng tích lũy từ đầu tháng 12/2023 đến đầu tháng 3/2024. Các mã giảm giá còn có VIC -0,1%, NVL -2%, PDR -0,8%, VPI -0,9%, CEO -1,1%, HDC -1,1%, SJS -0,7%...

Nhóm chứng khoán là điểm trừ của thị trường với hầu hết các mã ở chiều giảm, tuy nhiên tỷ lệ điều chỉnh cũng không lớn. Giảm mạnh nhất là BVS -4%, HCM -2,6%, AGR -2,5%, VUA -2,1%... VND, VCI, SSI, CTS, BSI, APS giảm hơn 1%.

Tại nhóm thép, HPG giảm nhẹ nhưng cũng đủ khiến vốn hóa toàn nhóm sụt giảm. Ngược lại, NKG và HSG vẫn tăng tốt với tỷ lệ +3,7% và +2,1%.

Tin liên quan

Đọc tiếp