Thách thức leo thang làm khó doanh nghiệp trong sản xuất 6 tháng cuối năm

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
17:44 - 27/06/2022
Gỡ khó cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất 6 tháng cuối năm.
Gỡ khó cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất 6 tháng cuối năm.
0:00 / 0:00
0:00
Tình hình 6 tháng đầu năm đã có nhiều khởi sắc, nhưng doanh nghiệp đang phải đối mặt nhiều khó khăn trong phục hồi sản xuất, kinh doanh nửa cuối năm 2022. Bộ KH&ĐT cam kết đồng hành với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh nhiều thách thức này.

Nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp phục hồi kinh tế, ngày 27/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị về tình hình sản xuất kinh doanh và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2022.

Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế - chính trị thế giới, khu vực có nhiều biến động và tiềm ẩn rất phức tạp, khó lường như xung đột vũ trang, giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng cao; lạm phát cao đi kèm điều chỉnh chính sách tiền tệ khác nhau ở nhiều nước. Bối cảnh này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; nhu cầu tiêu dùng sụt giảm ở một số nền kinh tế lớn, nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, suy thoái kinh tế ở một số quốc gia.

Trong nước, nhiều đánh giá, nhận định của các chuyên gia, tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục có nhiều khởi sắc, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn trước những biến động lớn của tình hình khu vực thế giới, khu vực. Nhiều ngành, lĩnh vực có sự phục hồi ấn tượng sau dịch, nhất là hàng không, du lịch, bán lẻ…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, ảnh hưởng đến phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chúng tôi khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ, ngành cam kết đồng hành, hỗ trợ tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, làm sao nhanh chóng vượt qua khó khăn, nắm bắt được các cơ hội".

Tại hội nghị này, đại diện các doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành hàng đã nêu lên những khó khăn vướng mắc trong sản xuất và kinh doanh và đưa ra những kiến nghị tháo gỡ.

Thuế tối thiểu toàn cầu thách thức thu hút FDI

Đại diện doanh nghiệp nêu lên những khó khăn, thách thức hiện nay, trong đó ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, một thách thức mới đối với thu hút đầu tư nước ngoài là quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu đã được đàm phán và thông qua.

Đây là mức thuế các nước thỏa thuận với nhau tối thiểu 15%, đồng nghĩa với việc kể cả Việt Nam có dành ưu đãi thuế thấp hơn 15% cho các doanh nghiệp FDI thì phần chênh lệch còn lại các doanh nghiệp này vẫn phải nộp cho quốc gia xuất xứ nguyên liệu.

Dự kiến quy định này sẽ được áp dụng ngay trong năm 2022 và sẽ gây hệ quả lớn đối với việc thu hút FDI nhất là hiện nay Việt Nam đang thu hút FDI dựa trên yếu tố chi phí thấp.

Theo ông Tuấn, khi tham gia Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần giải quyết được các câu hỏi: Làm gì và làm như thế nào để khi thực thi quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu Việt Nam vẫn giữ chân các nhà đầu tư lớn, đồng thời đảm bảo được sức cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng khuyến nghị Việt Nam nên chủ động áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu khoảng 15%, cùng với đó, sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư để luật hoá cam kết này.

Ảnh tác giả

Các doanh nghiệp FDI đang quan ngại rất lớn đối với loại thuế này. Kiến nghị Chính phủ cần thành lập một tổ công tác về thuế tối thiểu toàn cầu như Singapore, Thái Lan, Malaysia đã thành lập tổ công tác nghiên cứu về sự thay đổi này, vì sẽ ảnh hưởng đến thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế quốc gia”.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký VCCI

Ngoài ra, Phó Tổng thư ký VCCI còn cho rằng, lương tối thiểu tăng là gánh nặng cho doanh nghiệp. Trên thực tế, lương công nhân đã cao hơn lương tối thiếu. Nhưng khi lương tối thiểu tăng thì chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân tăng theo, khiến quỹ lương của doanh nghiệp không đáp ứng được. Trong khi đó, giá xăng tăng rất nhanh nhưng quỹ bình ổn xăng dầu lại chưa thực sự hiệu quả.

Xuất nhập khẩu cũng được ông Tuấn chỉ ra đang tiềm ẩn những thách thức bên cạnh cơ hội. Nhiều ngành hàng nhập nguyên liệu gặp khó khăn, bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang có những trở ngại. Ví dụ như Bắc Giang muốn xuất vải thiều sang Trung Quốc với nhu cầu 150 xe/ngày, nhưng hiện nay năng lực thông quan tối đa cũng chỉ được 70 – 80 xe/ngày.

“Các mục tiêu như đầu tư công, giải ngân đầu tư công ở các địa phương tiến độ còn chưa quyết liệt. Về các giải pháp cải cách thể chế vừa qua chưa được tốt, môi trường kinh doanh trong 10 năm gần đây chưa được cải thiện mạnh mẽ. Nếu các hiệp hội không chủ động, các cơ quan Nhà nước chưa thể hiện hết vai trò của mình thì sẽ không có được kết quả đột phá”, ông Tuấn nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, đây là xu thế toàn cầu chắc chắn Việt Nam phải tham gia. Thực thi quy định này sẽ tránh việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Do đó, trong mọi hoàn cảnh đều phải nộp thuế thì khi điều chỉnh lại họ sẽ nộp thuế ở Việt Nam nhiều hơn.

Đối với việc thực thi điều chỉnh cải cách thể chế tuy đã có nhiều tích cực, nhưng đâu đó vẫn còn những lỏng lẻo gây cản trở và khó khăn. Đây sẽ là một trong những nội dung quan trọng trong cải thiện môi trường kinh doanh thời gian tới.

Kiến nghị cơ chế tăng tỷ lệ nội địa hóa

Cũng tại hội nghị, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đối với ngành da giày đã có sự tiến bộ rõ rệt đạt đến 55% tính chung cho toàn ngành, đối với giày vải đã đạt 100%, đối với giày thể thao là 80%.

Ảnh tác giả

Tuy nhiên đang có thách thức lớn đối với việc phát triển nguyên phụ liệu khi các doanh nghiệp phải đóng thuế trước và chỉ được hoàn khi đã xuất khẩu. Điều này hạn chế rất nhiều đối với các doanh nghiệp gây gánh nặng chi phí lớn kiến nghị xem xét lại”.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam

Đồng thời, bà Xuân phản ánh việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM cũng đang tạo thêm một gánh nặng khác cho doanh nghiệp vừa vực dậy sau Covid-19. Bên cạnh đó, quyết định tăng lương tối thiểu cũng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì thực chất khi tiến hành khảo sát các doanh nghiệp sau Covid-19 đều đã tăng lương cho người lao động hơn mức lương tối thiểu. Nhưng khi có quyết định tăng lương từ 1/7 thì người lao động vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải tăng thêm nữa.

Đối với khảo sát khách hàng ngành da giày hiện nay đang cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Chính vì vậy, các nhà máy từ tháng 8/2022 cho đến quý I/2023 chưa ký kết được đơn hàng mới. Tổng hàng tồn kho hiện nay theo thống kê của hiệp hội là trên 40%, việc các doanh nghiệp chưa xuống được đơn cho năm 2023 khiến điều này rất đáng lo ngại.

“Hiệp hội mong muốn tiếp tục duy trì chính sách tốt để thu hút hiệu quả khách hàng và có các chính sách để đảm bảo được lao động đầy đủ cho ngành. Các hãng giày nổi tiếng như Nike, Adidas đều có mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam, nhưng cần có những chính sách và cải cách thủ tục hành chính tốt hơn nữa để tận dụng hết dư địa”, bà Xuân kiến nghị.

Gỡ khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận nguồn vốn chuyển đổi số

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Hùng, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp lại nêu ra việc cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc thù riêng. Nghị định 80 được Bộ KH&ĐT đang áp dụng trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành chuyển đổi số, là chính sách hỗ trợ cụ thể bằng tiền tới cộng đồng doanh nghiệp.

"Để Nghị định 80 sớm đi vào hỗ trợ thực chất, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa kiến nghị Bộ KH&ĐT đưa ra một khoản cụ thể chưa thực hiện được ở hết các tỉnh thì có thể thực hiện ở thí điểm 10 tỉnh trước", ông Nguyễn Kim Hùng nói thêm.

Thứ hai là quy trình thực hiện giao Sở KHĐT của các tỉnh nhưng việc này không thuộc thẩm quyền các Sở KHĐT mà thuộc về Sở Thông tin Truyền thông, do cần tính toán lại phương án thực hiện.

Thứ ba là lựa chọn đơn vị cung ứng, trong Nghị định đã có hướng dẫn 3 đơn vị: đào tạo; cung cấp nền tảng và đơn vị cung cấp hạ tầng nhưng cần thực hiện đấu thầu mới có thể thực hiện được. Trong khi đó số tiền hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng/hợp đồng không nhỏ nhưng cũng không đủ lớn để thực hiện đấu thầu gây ra những trở ngại.

“Vậy, VinaSME kiến nghị Bộ KH&ĐT chọn một vài tỉnh làm mẫu thí điểm đơn giản hóa thủ tục để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm được nhận hỗ trợ chuyển đổi số”, ông Nguyễn Kim Hùng đề xuất.

Tin liên quan

Đọc tiếp