Thị trường phân hóa cực mạnh, cổ phiếu FLC bất ngờ tăng trần

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:38 - 22/06/2022
Thị trường phân hóa cực mạnh, cổ phiếu FLC bất ngờ tăng trần
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù không thể giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày 22/6. Tuy nhiên thị trường được giữ nhịp tốt với 125 mã tăng trần và 55 mã giảm sàn, nhờ dòng tiền có sự dịch chuyển sang một số ngành có vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 22/6 trải qua phiên phân hóa cực mạnh và khi kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,2 điểm (-0,27%) về 1.169,27 điểm và là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp. Đây là vùng giá thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2021 đến nay hay thấp nhất trong vòng 15 tháng qua. HNX-Index tăng 4,77 điểm (1,8%) lên 269,39 điểm và UPCoM-Index tăng 0,71% lên 85,63 điểm.

Tuy vậy, thị trường hầu như chỉ bị ảnh hưởng về điểm số, còn giao dịch trên cổ phiếu vẫn khá tích cực, ít nhất là bình diện chung nhờ dòng tiền có sự dịch chuyển sang một số ngành có vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép... Đó là lý do nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 vẫn kết phiên trong sắc xanh với mức tăng giá 0,22%.

Cổ phiếu vua có phiên hồi phục mạnh, với VPB tăng 4,41%, TCB tăng 5,45%, CTG tăng 2,39%, MBB tăng 4,45%, ACB tăng 3,26%, SSB tăng 2,67%, TPB tăng 2,14%, OCB tăng 2,48%, SHB tăng 2,33%; VIB, STB, LPB, MSB đồng loạt tăng kịch trần. Riêng VCB giảm 2,19%.

Cổ phiếu bất động sản cũng trở lại mạnh mẽ sau chuỗi ngày chìm trong ảm đạm. Sắc tím xuất hiện dày đặc tại các mã DIG, CEO, CII, NBB, HQC, QCG, VCG, LDG, HDC. Các mã ngành xây dựng như FCN, C4G, SCG, HBC cũng tăng tốt.

Cổ phiếu chứng khoán cũng giao dịch khả quan tăng kịch biên độ, đồng loạt hưởng ứng và thu hút dòng tiền mạnh. Các mã vốn hóa lớn như VND, VCI, HCM đến các mã nhỏ hơn như APS, FTS, CTS, BSI, TVB, VIX cũng kết phiên trong sắc tím.

Cổ phiếu ngành cũng quay đầu tăng giá mạnh mẽ sau đợt lao dốc. Trong đó mã đầu ngành HPG của Hòa Phát bứt phá 3,4% lên 21.500 đồng, HSG của Hoa Sen tăng trần, NKG của Nam Kim tăng giá 5,4%.

Phân hóa mạnh xảy ra ở nhóm sản xuất. Các mã MSN và VNM giảm lần lượt 4,5% và 4,21%; DPM, DCM, VHC, ANV, IDI, MSH, GIL, TCM, CSV, HRC... đều giảm kịch biên độ. Ngược lại, cổ phiếu thép hồi phục mạnh khi HPG tăng 3,37%, NKG tăng 5,43%, HSG tăng kịch trần; bên cạnh đó, GEX, APH, FIT cũng tăng hết biên độ.

Cổ phiếu năng lượng nằm sàn khi GAS, POW, VSH, GEG, NT2 . Cổ phiếu bán lẻ cũng diễn biến rất tiêu cực khi MWG giảm 5,03%, PNJ giảm 3,17% và FRT giảm kịch sàn. "Ông lớn" công nghệ FPT giảm 5,16%.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao đều tăng cực nóng. Dễ thấy nhất là các mã bất động sản như DIG, CII, NBB, SCR... thậm chí là FLC cũng tăng kịch trần lên 4.050 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, sau nhiều tháng lao dốc, kết phiên giao dịch ngày 17/6, cổ phiếu "họ FLC" đã bị rớt xuống quanh giá 2.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 85-90% giá trị kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết "bán chui" cổ phiếu và bị bắt giam.

Trong đó cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC thời điểm ngày 17/6 rơi xuống giá 3.920 đồng, giảm 83% so với mốc đỉnh hồi đầu năm (22.550 đồng, cổ phiếu chứng khoán BOS (mã ART, 4.600 đồng/cổ phiếu), CTCP đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS (mã KLF, giá 3.200 đồng/cổ phiếu), CTCP đầu tư và khoáng sản FLC Stone (mã AMD, giá 2.610 đồng/cổ phiếu) và CTCP nông dược H.A.I (mã HAI, giá 2.090 đồng/cổ phiếu).

Vn-Index có thể tạo đáy ở vùng 1.150 điểm

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán Nhất Việt (Viet First Securities) đưa ra 2 kịch bản thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm

Ở Kịch bản tích cực, Viet First Securities đưa ra mốc 1.150 điểm là ngưỡng hỗ trợ quan trọng cho thị trường. Cụ thể, nếu điều kiện là lạm phát Mỹ tạo đỉnh, FED có thể sử dụng các biện pháp thắt chặt dần chính sách và không tạo ra tăng sốc lãi suất sẽ có những tác động tích cực với thị trường Mỹ và ảnh hưởng tốt tới Việt Nam. Từ đây, chỉ số VN-Index có thể tạo đáy ở vùng 1.150 điểm.

Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể đi xuống dưới ngưỡng 1.150 điểm nếu bối cảnh lạm phát tiếp tục xấu đi khiến FED tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, dẫn tới những tác động tiêu cực đến thị trường thế giới và cả thị trường Việt Nam.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.