Các giao dịch được thực hiện từ 5/7 - 10/7. Trong 4 phiên này, cổ phiếu PBC không có giao dịch thỏa thuận nào, vì vậy các giao dịch đều được thực hiện bằng hình thức khớp lệnh. Tạm tính với mức giá 13.600 đồng/cp kết phiên 10/7, ông Hưng dự kiến thu về khoảng 20,4 tỷ đồng cho thương vụ lần này.
Sau khi thực hiện giao dịch, ông Hưng không còn giữ cổ phiếu nào của Pharbaco. Trước đó, trong tháng 6, ông Hưng cũng đã bán thành công 545.000 cổ phiếu, giảm sở hữu của mình tại Pharbaco từ 2,045 triệu cổ phiếu xuống còn 1,5 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu hơn 1,3% vốn điều lệ của PBC và thu về gần 6,9 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong gần 1 tháng, ông Hưng thoái toàn bộ vốn của mình tại PBC và thu về khoảng hơn 27 tỷ đồng.
Kết phiên13/7, cổ phiếu PBC tăng 5,2% và giao dịch ở mức 14.200 đồng/cp, tương đương vốn hóa gần 1.609 tỷ đồng. Ảnh: TradingView |
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PBC đang chứng kiến sự hồi phục nhẹ kể từ vùng giá 12.000 đồng/cp, sau khi liên tục giảm từ vùng giá 14.000 đồng/cp hồi cuối tháng 4.
Kết phiên13/7, cổ phiếu PBC tăng 5,2% và giao dịch ở mức 14.200 đồng/cp, tương đương vốn hóa gần 1.609 tỷ đồng. Với mức giá này, thị giá của PBC đã hồi phục 28% so với vùng đáy 11.060 đồng/cp vào 15/11/2022.
Về tình hình kinh doanh, quý 1/2023, Pharbaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 298 tỷ đồng, tăng trưởng 51,2% so với cùng kỳ năm 2022, kéo theo lợi nhuận gộp tăng 48,8% so với cùng kỳ, lên gần 60 tỷ đồng.
Kỳ này, công ty cũng ghi nhận mức tăng vọt 4,1 lần về doanh thu tài chính, lên 1,4 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 11,3% đạt 8,4 tỷ đồng. Nhờ mức tăng mạnh của doanh thu, cuối quý 1/2023, Pharbaco ghi nhận lãi ròng gần 24 tỷ đồng, gấp gần 4,8 lần cùng kỳ.
Năm 2023, Pharbaco đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2022, lợi nhuận sau thuế mục tiêu 62 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%. Như vậy, đến hết quý 1, công ty đã hoàn thành 25,9% kế hoạch doanh thu và 38,7% kế hoạch lợi nhuận.