Vietjet phát hành thành công lô trái phiếu thứ 6 trong năm 2023

VJC Vietjet
09:23 - 19/07/2023
Mỗi lô trái phiếu của Vietjet có giá trị theo mệnh giá 300 tỷ đồng, thời hạn 5 năm, được phát hành ở thị trường trong nước với lãi suất 12%/năm. Ảnh: Minh Phong
Mỗi lô trái phiếu của Vietjet có giá trị theo mệnh giá 300 tỷ đồng, thời hạn 5 năm, được phát hành ở thị trường trong nước với lãi suất 12%/năm. Ảnh: Minh Phong
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa có thông báo kết quả phát hành trái phiếu gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Từ ngày 7/7 – 13/7, Vietjet đã phát hành 3.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/TP của mã VJCH2328006, qua đó huy động thành công 300 tỷ đồng. Lô trái phiếu có thời hạn 5 năm, được phát hành ở thị trường trong nước và có lãi suất phát hành 12%/năm.

Đây là đợt phát hành trái phiếu thứ 2 trong tháng 7 của Vietjet. Trước đó vào tháng 5 và tháng 6, hãng bay này đã huy động thành công 1.500 tỷ đồng sau khi phát hành 5 lô trái phiếu mã VJCH2328001, VJCH2328002, VJCH2328003, VJCH2328004 và VJCH2328005.

Mỗi lô trái phiếu có giá trị theo mệnh giá 300 tỷ đồng, thời hạn 5 năm, được phát hành ở thị trường trong nước với lãi suất 12%/năm.

Vào ngày 30/5, Vietjet đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp với mệnh giá 100 triệu đồng/TP nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trái phiếu được phát hành với lãi suất cố định tối đa 12%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên, các kỳ tính lãi còn lại sẽ tính bằng tổng của biên độ tối đa 3,5%/năm và lãi suất tham chiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng, là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm…

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức ngày 26/4, cổ đông Vietjet cũng thông phương án phát hành trái phiếu quốc tế và giao cho HĐQT quyết định các nội dung cơ bản.

Tổng giá trị phát hành là 7.098 tỷ đồng, tương đương 300 triệu USD khi tính theo tỷ giá 23.600 đồng/USD. Trái phiếu dự kiến được phát hành theo hình thức riêng lẻ, có thể là trái phiếu đi kèm chứng quyền hoặc trái phiếu chuyển đổi.

Số tiền huy động được sẽ phục vụ cho hoạt động đầu tư, thuê, mua dài hạn tàu bay, động cơ, trang thiết bị, sửa chữa tàu bay, cũng như để cơ cấu các khoản nợ, tăng nguồn thanh khoản và vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong quý 1/2023, Vietjet ghi nhận doanh thu đạt 12.898 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ, cao nhất kể từ dịch Covid-19 và tiệm cận ngưỡng trước dịch. Lợi nhuận sau thuế của Vietjet đạt 173 tỷ đồng, tuy giảm 29% so với cùng kỳ nhưng được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 2.359 tỷ đồng của quý 4/2022.

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Vietjet tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu năm lên 69.277 tỷ đồng, bao gồm 33.805 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 35.418 tỷ đồng tài sản dài hạn. Chiếm phần lớn cơ cấu tài sản là 30.054 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn và 21.259 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn.

Bên kia bảng cân đối kế toán, tính tới cuối quý 1, tổng nợ phải trả của VJC là 54.128 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2022, bao gồm 10.643 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn, 8.127 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, 10.677 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn, 13.622 tỷ đồng dự phòng phải trả dài hạn.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.