VN-Index lấy lại mốc 1.100 điểm bất chấp thanh khoản chạm đáy 5 tháng

Hose VN INDEX
16:24 - 24/10/2023
Với 10.460 tỷ đồng được giao dịch, 24/10 cũng là phiên có thanh khoản thấp nhất của HoSE trong hơn 5 tháng trở lại đây (kể từ ngày 9/5/2023).
Với 10.460 tỷ đồng được giao dịch, 24/10 cũng là phiên có thanh khoản thấp nhất của HoSE trong hơn 5 tháng trở lại đây (kể từ ngày 9/5/2023).
0:00 / 0:00
0:00
Sự "vùng dậy" vào buổi chiều giúp cho VN-Index lấy lại được cột mốc 1.100 điểm sau phiên điều chỉnh ngày hôm qua. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường lại mất hút với chỉ 10.460 tỷ đồng được giao dịch trên sàn HoSE, thấp nhất kể từ tháng 5/2023.

VN-Index mở đầu phiên 24/10 tăng điểm khá tích cực và sớm tiếp cận ngưỡng 1.100 điểm với trợ lực tới từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, đà tăng này không duy trì được lâu, VN-Index càng về sau càng thất thế và phải một lần nữa phải tạm dừng phiên sáng ở vùng giá đỏ.

Tình thế đảo ngược sang phiên chiều khi cả thị trường đồng loạt đồng khởi, đẩy VN-Index tăng vọt lên trên mức 1.105 điểm. Đà tăng này được duy trì xuyên suốt phiên ATC. Kết phiên 24/10, VN-Index tăng 12,37 điểm lên 1.105,9 điểm, tương đương mức tăng 1,13%.

Dù tăng điểm tích cực, nhà đầu tư khó có thể an tâm khi thanh khoản thị trường tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, sàn HoSE chỉ có hơn 509 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh với tổng giá trị 10.460 tỷ đồng, giảm lần lượt 9,6% và 14% so với phiên 23/10.

Với 10.460 tỷ đồng được giao dịch, 24/10 cũng là phiên có thanh khoản thấp nhất của HoSE trong hơn 5 tháng trở lại đây (kể từ ngày 9/5/2023).

Đáng chú ý, sau 5 phiên mua ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại bán ròng hơn 460 tỷ đồng trong ngày hôm nay, tập trung ở các mã MWG (135 tỷ đồng), VHM (63,68 tỷ đồng), HPG (36 tỷ đồng)…

Chiếm phần lớn thanh khoản của sàn HoSE là nhóm VN30 với 3.673 tỷ đồng, tương đương 35% giá trị giao dịch. Bản thân nhóm này cũng đóng vai lớn giúp VN-Index quay đầu tăng mạnh vào phiên chiều, khi có tới 27/30 mã tăng điểm, đáng kể nhất là SSB (4%), GVR (3,5%), SHB (2,9%), BID (2,5%), VRE (2,3%).

Mã giảm điểm duy nhất của VN30 trong ngày hôm nay là BCM khi giảm 0,31% về còn 63.400 đồng/CP. Tính trong 10 phiên gần nhất, cổ phiếu này có tới 8 phiên giảm điểm, đẩy thị giá về mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022.

Xét về nhóm ngành, ngân hàng có phiên giao dịch tích cực hơn cả khi không có mã nào giảm điểm và cũng chỉ có 4 mã dừng ở mức tham chiếu là ABB, KLB, VPB và VBB. Trong khi có tới hơn 14 mã tăng hơn 1%, dẫn đầu bởi OCB (4,84%), SSB (4,3%), EIB (3,1%), TPB (2,13%).

Tương tự là ngành chứng khoán. Trong ngày thị trường tăng điểm tích cực, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi, trong đó đáng kể nhất là ORS (5,47%), VCI (2,36%), BSI (2,15%), AGR (2,14%), VIX (2,08%). 2 anh cả của ngành là VND và SSI cũng có cho mình mức tăng 1,8% và 1,47%. Ở chiều ngược lại, TVS (-1,22%) và DSC (-1,69%) là 2 trong số ít các mã chứng khoán giảm điểm phiên 24/10.

Nhóm bất động sản cũng có một phiên giao dịch tích cực với nhiều ông lớn “khoe” sắc xanh như DIG (6,2%), OGC (5,8%), IDC (4,1%), DXG (4,7%), NLG (3,5%), CEO (3,4%), KBC (2,8%), NVL (2,2%).

Trong số các cái tên kể trên, IDC và KBC là 2 mã được nước ngoài mua ròng nhiều nhất với 37 tỷ đồng và 28 tỷ đồng; trong khi DIG có thanh khoản dẫn đầu toàn ngành với 333,6 tỷ đồng được giao dịch.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.