Thị trường hồi phục sau phiên giảm gần 50 điểm. |
Kết phiên ngày 6/8, chỉ số sàn HoSE đóng cửa ở mốc 1.210,28 điểm, tăng 22 điểm so với kết phiên trước. HNX-Index tăng 3,7 điểm còn UPCoM tăng 1,4 điểm. Các chỉ số đã lấy lại gần một nửa số điểm đã mất trong phiên hôm qua.
Thanh khoản không có đột biến với tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 17.000 tỷ đồng, trong đó khối ngoại chiếm gần 5.000 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên sàn HoSE. VJC bị bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 350 tỷ đồng. MWG, FPT và AGG cũng bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng. Danh sách còn có SSI 70 tỷ đồng; HDB, HPG, VPB trên 60 tỷ đồng, TCB 30 tỷ đồng…
Chiều ngược lại, VNM tiếp tục nhận được sự ưu ái của dòng tiền ngoại, với giá trị hơn 200 tỷ đồng. Kế đến là DGC trên 50 tỷ đồng, MSN trên 40 tỷ đồng, HVN 39 tỷ đồng, LPB 32 tỷ đồng, BCM 26 tỷ đồng; VCI, CTR trên 20 tỷ đồng…
VN-Index tăng điểm mạnh chủ yếu nhờ lực kéo của nhóm VN30. Rổ chỉ số này tăng hơn 20 điểm lên mốc 1.252,81 điểm. Các mã có đóng góp lớn là BCM +5,2%, VNM +4,8%, STB +4,4%, GVR +4,2%, MSN +3,8%, SSI +3,4%, TPB +3,2%... Hầu hết các mã còn lại đều tăng 1-2%. Hai mã đứng tham chiếu là VIC và TCB.
VNM của Vinamilk tăng mạnh trong bối cảnh được dòng tiền ngoại nâng đỡ. Thanh khoản cũng đạt mức cao với hơn 13,4 triệu đơn vị khơp lệnh. Mã kết phiên ở mức giá 72.700 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 10/2023 và tăng hơn 10% trong khoảng hai tuần qua. Đây là hiệu suất khá tích cực khi thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh.
Khối ngoại 'săn' VNM, doanh nghiệp sữa đã vượt qua thách thức tăng trưởng? Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thời gian gần đây tăng giá tốt, đi cùng sự quan tâm của khối ngoại. |
Xét về nhóm ngành, nhóm chứng khoán có diễn biến tích cực nhất. Ngoài SSI thì nhiều mã khác cũng tăng mạnh, như BSI tăng trần, VND tăng 3,9%, VCI tăng 5,4%, VIX tăng 2,8%, SHS tăng 3,6%, HCM tăng 5,7%, FTS tăng 6,7%, CTS tăng 5,6%, BVS tăng 6,9%, APS tăng 4,6%... Chiều giảm chỉ có VFS -3,6%, PSI -1,4%. AAS, EVS, SBS, VUA đứng tham chiếu.
Nhóm ngân hàng không có mã nào giảm giá, chỉ có TCB, BAB, VAB, VBB đứng tham chiếu. Tăng mạnh ngoài STB, TPB như kể trên thì tăng đáng kể còn có PGB +7,8%, VIB +2,7%, OCB +2,5%, MSB +2,9%, LPB +2,8%, SHB +1,9%...
Nhóm bất động sản có TCH, L14, LDG tăng trần. Đa số các mã còn lại cũng ở chiều tăng, như BCM +5,2%, NVL +3,2%, IDC +3,9%, PDR +2,9%, NLG +3,7%, SIP +3,5%, DXG +5,7%, CEO +4,5%, KDH +2,3%, DXS +3,7%, ITA +3,9%, SNZ +7%... VRE, KBC, DIG tăng hơn 1%; VHM tăng nhẹ, VIC đứng tham chiếu. Chiều giảm có QCG -4,7%; VPI, TAL giảm nhẹ…
Nhóm thép ghi nhận HPG +1,4%, HSG +4,8%, NKG +2,2%, VGS +3,9%, TVN +1,1%...
Tại các nhóm ngành khác, các mã tăng mạnh là DGC +4,7%, DBC +3,3%, PLX +3,3%, TNG +3,3%, SBT +3,3%, BAF +4%, MCH +7,5%, PAN +3,1%, DPG +4,7%... Đáng chú ý, một số cổ phiếu bị bán mạnh thời gian qua cũng quay đầu hồi phục mạnh, như HVN tăng sát trần 6,6%, HNG tăng trần, HBC tăng 5,6%.
Bức tranh nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm 2024 |
‘Bóng’ Everland tại doanh nghiệp khiến Novaland lỗ gần 800 tỷ đồng |
Ngành bất động sản quý 2/2024: Tín hiệu tích cực từ doanh số bán hàng |