qc-phu-my

World Bank có thể dành 120 triệu USD cho đề án về lúa bền vững tại ĐBSCL

Tại hội thảo tham vấn tổ chức quốc tế và tín dụng trong nước về Đề án 1 triệu ha lúa bền vững ĐBSCL, chiều 29/3, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết đã bố trí kế hoạch dành nguồn vốn hỗ trợ cho đề án này với lộ trình đến 2027.

Hướng tới phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa ĐBSCL. Ảnh: TTXVN.
Hướng tới phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa ĐBSCL. Ảnh: TTXVN.

Huy động 40.000 tỷ đồng cho đề án

Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” có mục tiêu tổng quát là hình thành và phát triển bền vững vùng chuyên canh lúa chất lượng cao trên quy mô lớn; nâng cao thu nhập của người trồng lúa và hiệu quả của chuỗi giá trị lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam cho biết, việc chuyển đổi 1 triệu ha tương đương 50% diện tích lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình xác định đến năm 2024, đề án có thể bán tín chỉ carbon ở 200.000ha lúa và sau đó nhân rộng thêm.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện nay, trồng lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn, diện tích vùng chuyên canh lớn còn hạn chế. Do đó, đề án hướng tới xây dựng được vùng chuyên canh, thu hẹp diện tích canh tác manh mún nhỏ lẻ.

World Bank có thể dành 120 triệu USD cho đề án về lúa bền vững tại ĐBSCL

"Để làm được điều này, cần nhiều nguồn lực. Nếu chỉ dùng ngân sách thì không thể đủ do đó đòi hỏi huy động nguồn lực xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức tín dụng. Nguồn lực sẽ tập trung vào các chủ thể chính của đề án là nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp, để xây dựng chuỗi giá trị bền vững”.

Thứ trưởng NN&PTNT Trần Thanh Nam

Theo dự thảo, dự kiến sẽ có 40.000 tỷ đồng vốn được rót vào thực hiện đề án. Trong đó có khoảng 25.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách và vốn xã hội hóa. Còn lại khoảng 15.000 tỷ đồng vốn từ người dân. Giai đoạn từ năm 2023 - 2025 sẽ đầu tư 20.000 tỷ đồng. Số còn lại sẽ đầu tư trong giai đoạn 2025 - 2030.

Nói rõ hơn về khó khăn nguồn vốn, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt đánh giá, vấn đề vốn dành sản xuất của nông dân còn hạn chế. Đây là vấn đề chi phối việc đầu tư công nghệ, nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất của người nông dân.

“Đôi khi nông dân còn không nghe theo sự hướng dẫn của các cơ quan khuyến nông bằng các đơn vị bán thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, tín dụng cho nông dân, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu 1 triệu ha lúa chất lượng cao này. Cần tháo gỡ điểm nghẽn này để đề án đạt được kết quả như kỳ vọng”, ông Cường nhấn mạnh.

Một trong các mục tiêu của dự án.
Một trong các mục tiêu của dự án.

World Bank mong muốn Việt Nam sớm có thư đề xuất chính thức

Tham gia đóng góp ý kiến về việc huy động tín dụng cho dự án, ông Guo LI, Điều phối viên Chương trình quốc gia về nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, quy định về vốn ODA của Chính phủ Việt Nam nêu rõ, vốn của các cơ quan phát triển quốc tế có thể sử dụng cho xây dựng hạ tầng.

Do đó, World Bank có thể nhanh chóng cùng Bộ NN&PTNT xác định chi tiết nhu cầu cơ sở hạ tầng của các tỉnh. Điều này phù hợp với cam kết của World Bank đến 2030 sẽ tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.

Ngoài ra, World Bank có thể hỗ trợ về các chuyên gia trong xây dựng tín chỉ carbon. Ngân hàng Thế giới đã huy động 40 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến tín chỉ carbon cho đề án 1 triệu ha lúa.

Bên cạnh việc áp dụng các thành tựu từ dự án VnSat vào đề án, ông Guo LI cũng cho biết, World Bank mong muốn Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có yêu cầu rõ ràng với Ngân hàng Thế giới về dự án 1 triệu ha lúa và đề xuất các hỗ trợ hạ tầng. “Khi có thư đề xuất chính thức, đề án 1 triệu ha lúa sẽ nằm trong danh mục ưu tiên của chúng tôi”, ông Guo LI nói.

Cùng với đó, World Bank cho biết, có thể huy động 20 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại từ dự án hệ thống lương thực, thực phẩm, để làm tiền cam kết hỗ trợ nông dân tiếp cận các vốn vay từ BIDV hoặc các ngân hàng tư nhân khác.

Sau năm 2027, World Bank tiếp tục dự kiến dành ra 60 triệu USD để phục vụ chương trình tín chỉ carbon. Như vậy, ông Guo LI cho biết, World Bank có thể thu xếp tổng 120 triệu USD hỗ trợ Việt Nam thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

World Bank có thể dành 120 triệu USD cho đề án về lúa bền vững tại ĐBSCL

"Chúng tôi mong muốn làm việc với Bộ NN&PTNT, BIDV và các ngân hàng tư nhân khác để sớm thực hiện các hỗ trợ. World Bank sẽ có các cuộc họp nhỏ thảo luận về vấn đề này sau hội thảo hôm nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong chuỗi giá trị gạo của thị trường quốc tế”.

Ông Guo LI, Điều phối viên Chương trình quốc gia về nông nghiệp (World Bank)

Bổ sung thêm phần tham vấn của ông Guo LI, ông Cao Thăng Bình, chuyên gia của World Bank cho rằng, đề án cần nói rõ thêm giải pháp về vốn, trong đó khuyến khích sự tham gia đầu tư của tư nhân với các cơ chế rõ ràng thu hút.

“Về cơ chế, chính sách tiếp nhận các nguồn vốn từ các quỹ khí hậu, quỹ carbon, quỹ nông thôn cũng cần nêu rõ, nhất là cơ chế chi trả carbon, quy định rõ phần nào cho tái đầu tư, phần nào cho người sản xuất”, ông Bình nêu ý kiến.

Tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sẽ được hỗ trợ chi phí mua giống lúa xác nhận, được ngân hàng cho vay không thế chấp tối đa 20 triệu đồng/vụ. Thời gian vay 6 tháng, được hỗ trợ bảo hiểm với cây lúa.

Hợp tác xã tham gia đề án được ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng, kiến thiết đồng ruộng. Được vay vốn ưu đãi không thế chấp để xây dựng kho, máy sấy và máy móc, thiết bị.

Doanh nghiệp tham gia cũng sẽ được vay đủ vốn ngắn hạn để tiêu thụ lúa từ vùng liên kết. Vay đủ vốn dài hạn đầu tư xây dựng kho, hệ thống sấy, chế biến. Được hỗ trợ 50% chi phí chứng nhận sản phẩm đạt các tiêu chuẩn sản xuất tốt (GAP) trong nước hoặc quốc tế và 100% chi phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn carbon thấp.

Nguồn: Dự thảo Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Hai kịch bản giá cà phê vào cuối năm 2024

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) vừa đưa ra hai kịch bản giá cà phê trong bối cảnh dự kiến La Nina có thể thay thế El Nino vào cuối năm nay tại Việt Nam.
Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu tôm khó cán đích 4 tỷ USD năm 2024

Theo VASEP, năm 2024 ngành tôm của Việt Nam khó đạt được mục tiêu 4 tỷ USD khi trong nửa đầu năm mới chỉ mang về khoảng 1,6 tỷ USD kim ngạch.
Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm duy trì đà tăng trưởng

Theo GSO, sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, chăn nuôi phát triển ổn định, thủy sản tăng trưởng khá.
Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang biến động theo từng ngày

Giá vải thiều Bắc Giang năm nay chứng kiến những biến động mạnh chưa từng thấy, cao gấp 2-3 lần so với mọi năm.
Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Liên kết giữa các bên để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Ngày 17/6, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng cuối năm 2024.
Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Xuất khẩu nông, thủy sản mang về hơn 14 tỷ USD trong 5 tháng

Theo tính toán của Mekong ASEAN từ số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Sắp diễn ra lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ tại Hải Dương

Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ năm 2024 được tổ chức nhằm tiếp tục quảng bá chất lượng, thương hiệu, kích cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm nông sản hữu cơ của địa phương.
Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Việt - Trung dự kiến có Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo năm 2024

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm 2024 Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục có thêm một số Nghị định thư về các loại nông sản như sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt…
Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đón đoàn khách hàng tiêu biểu tham quan

Trong tháng 4 và 5/2024, PVFCCo đã tổ chức nhiều chương trình tham quan đặc biệt tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ, đón tiếp đoàn khách hàng tiêu biểu là các nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk và lãnh đạo các công ty cà phê tại khu vực Kon Tum – Gia Lai.
‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

‘Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2024 bằng hoặc vượt kỷ lục 2023’

Năm 2024, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu lượng gạo bằng hoặc vượt năm 2023.
Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Việt Nam công bố quy hoạch về bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản

Sáng 31/5, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, phân bố lại không gian cho bảo tồn, bảo vệ, khai thác hải sản.
Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Chỉ số hàng hóa đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán trở lại và chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua (29/5), kéo chỉ số MXV-Index suy yếu 0,53%, xuống 2.378 điểm, đứt chuỗi tăng 3 ngày liên tiếp trước đó.
Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Cà Mau mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công - nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác đầu tư nước ngoài của tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo.
Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Phân bón Phú Mỹ cho mùa vụ sầu riêng bội thu ở miền Trung - Tây Nguyên

Trong hơn một thập kỷ qua, cây sầu riêng với mệnh danh là "cây tiền tỷ" đã trở thành hiện tượng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt mức 3,2 tỷ USD, với tốc độ phát triển mạnh mẽ trên 20% mỗi năm.
Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

Đạm Cà Mau 'bắt tay' với Wuhuan nâng công suất nhà máy

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) vừa ký thỏa thuận hợp tác với công ty TNHH Công trình Ngũ Hoàn Trung Quốc (Wuhuan Engineering Co., Ltd) nghiên cứu dự án nâng công suất Nhà máy Đạm Cà Mau.
Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Bộ Nông nghiệp đề nghị 3 tỉnh ngăn chặn nhập lậu giống vật nuôi

Ngày 27/5, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai đề nghị có biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp nhập lậu giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vào Việt Nam.
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh tuần qua

Theo MXV, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa tuần trước với những biến động rất mạnh. Tuy nhiên, sự trái chiều ở nhiều mặt hàng quan trọng khiến chỉ số MXV-Index thay đổi không đáng kể, chốt tuần tăng chưa đến 0,1%, lên 2.345 điểm.
Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Xuất khẩu cá ngừ chế biến của Việt Nam có xu hướng tăng

Theo VASEP, xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp ngày càng tăng, trong khi xuất khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh không ổn định.
Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Xuất khẩu tôm tháng 4: Mỹ quay lại đà giảm, EU là điểm sáng

Tháng 4/2024, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 287 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 974 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5: Giá nông sản xuất khẩu đồng loạt tăng

Nửa đầu tháng 5/2024, các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, sắn, hạt tiêu, chè đều có giá xuất khẩu trung bình cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Lần đầu tiên Tiền Giang tổ chức Lễ hội trái cây với quy mô cấp vùng

Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây được tổ chức quy mô cấp vùng do UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì cùng với Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương.
Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh chăn nuôi

Tây Ninh công bố vùng an toàn dịch bệnh chăn nuôi

Ngày 19/5, tại huyện Tân Châu, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dự Lễ công nhận vùng an toàn dịch bệnh tỉnh Tây Ninh và công bố kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang các thị trường Halal.
Vải thiều Thanh Hà đang được giá, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Vải thiều Thanh Hà đang được giá, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu

Năm 2024 là năm vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương được đánh giá có chất lượng cao nhất từ trước tới nay. Hiện vải thiều Thanh Hà đã có mặt tại các thị trường khó tính như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc...
Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm về hệ thống giám sát hành trình, quyết gỡ thẻ vàng IUU

Xử lý nghiêm tàu cá vi phạm về hệ thống giám sát hành trình, quyết gỡ thẻ vàng IUU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 yêu cầu tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS).
Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc với giá bao nhiêu?

Theo VASEP, Trung Quốc & Hong Kong là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 10% với 13 triệu USD trong quý 1/2024, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kinh nghiệm Israel: ‘Xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên nước’

Kinh nghiệm Israel: ‘Xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên nước’

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, khi chưa hình thành văn hóa tiết kiệm, ngành thủy lợi ra sức khoét núi, xây hồ, ngành trồng trọt, người nông dân lại xả nước vô tội vạ cho tưới tiêu.
Xuất khẩu ure của Đạm Cà Mau vượt mức 100.000 tấn

Xuất khẩu ure của Đạm Cà Mau vượt mức 100.000 tấn

Tháng 3/2024, Đạm Cà Mau ghi nhận xuất khẩu 114.840 tấn ure, điều này góp phần kéo tổng lượng xuất khẩu ure quý 1/2024 của doanh nghiệp đạt 131.660 tấn, tương ứng hoàn thành 51% kế hoạch năm.
Hà Nội: Lợn hơi đắt lên, tiểu thương ngại tăng giá vì sợ ế

Hà Nội: Lợn hơi đắt lên, tiểu thương ngại tăng giá vì sợ ế

Mặc dù giá lợn hơi khu vực phía Bắc tăng so với đầu năm, song giá bán lẻ vẫn ở mức ổn định, nhiều tiểu thương cho biết khó tăng giá vì sức mua trầm lắng.
Cà phê Việt Nam chỉ chiếm 2,2% thị phần tại Singapore

Cà phê Việt Nam chỉ chiếm 2,2% thị phần tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết đang tích cực tìm kiếm và kết nối với các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam để đưa thông tin mặt hàng mà nhà nhập khẩu nước này có nhu cầu.
Tiền gửi ngân hàng của BFC giảm sâu 75% trong quý đầu 2024

Tiền gửi ngân hàng của BFC giảm sâu 75% trong quý đầu 2024

Tiền gửi ngân hàng của CTCP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) giảm sâu 75% trong 3 tháng đầu năm 2024, tương ứng từ 602 tỷ đồng xuống còn 150 tỷ đồng.
Mở 50 điểm cầu xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài

Mở 50 điểm cầu xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà với các doanh nghiệp nước ngoài

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam, các doanh nghiệp thu mua từ nước ngoài sẽ diễn ra ngày 9/5 với gần 50 điểm cầu trong và ngoài nước.
Số liệu cập nhật về tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4

Số liệu cập nhật về tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 4

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến ngày 15/4/2024, cả nước gieo cấy được 2,94 triệu ha lúa đông xuân, giảm 2.500 ha so với vụ đông xuân năm trước.
ĐHĐCĐ PAN Group: Trả cổ tức tiền mặt sau nhiều năm 'tri ân' bằng hiện vật

ĐHĐCĐ PAN Group: Trả cổ tức tiền mặt sau nhiều năm 'tri ân' bằng hiện vật

Cổ đông PAN năm nay không còn được nhận gạo và nước mắm như những năm trước nữa, thay vào đó là cổ tức tiền mặt 5%.
Phát triển hạ tầng giao thông sẽ mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Phát triển hạ tầng giao thông sẽ mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên

Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả kiến nghị, cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo kết nối, xây dựng các vùng nguyên liệu cho xuất khẩu tươi và chế biến sâu, một yêu cầu quan trọng cho ngành công nghiệp nông nghiệp Tây Nguyên.
Xem thêm