Xác định rõ phải chung sống với dịch, doanh nghiệp sẽ tự tin phục hồi

Tp.HCM Việt nAM
08:21 - 14/12/2021
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00

Sau khi TP.HCM mở cửa, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng cao, các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện nhanh những đơn hàng từ khu vực Mỹ, châu Âu và các nước kịp cho mùa đông và kỳ nghỉ giáng sinh.

Phát biểu tại toạ đàm "Sản xuất an toàn trong đại dịch" ngày 13/12, PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, ông đánh giá cao giải pháp quan trọng nhất mà Chính phủ đã hỗ trợ TP.HCM trong đợt dịch vừa qua, đó là dồn nguồn vaccine có được của cả nước cho địa phương này.

Chính nhờ đó mà TP.HCM được phủ vaccine mũi 1 sớm nhất và cho đến nay vaccine mũi 1 đã phủ 100%, vaccine mũi 2 đã phủ được gần 90% người từ 18 tuổi trở lên và đang triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, nguồn thuốc điều trị cũng được hỗ trợ, đặc biệt là các túi thuốc được ưu tiên cho trung tâm của điểm dịch tại TP.HCM.

Sau khi phủ được vaccine, kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM đã chuyển sang thích ứng an toàn linh hoạt. Nhờ đó, các doanh nghiệp cũng bắt tay vào khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đến nay, 88 dự án trong khu công nghệ cao với khoảng 48.000 lao động đã khôi phục lại 100% hoạt động. Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, 1.408/1.412 doanh nghiệp đã hoạt động với số lượng lao động lên tới trên 280.000 lao động, chỉ có 4 doanh nghiệp vẫn đang tạm dừng hoạt động.

Nhìn lại đợt bùng phát dịch lần thứ 4 vừa qua, PGS. TS Trần Hoàng Ngân nhận định đây là đợt bùng phát chưa từng có trong tiền lệ, để thích ứng cần phải có thời gian. Bước đầu các doanh nghiệp tại TP.HCM còn có nhiều khó khăn, nhưng sau một thời gian các doanh nghiệp đã tìm được lối đi của mình.

Từ cuối tháng 9, Tp.HCM đã thực hiện thí điểm trước 2 tuần ở tại các đơn vị sản xuất kinh doanh tại quận 7 và huyện Củ Chi. Kết quả cho thấy doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn: Chinhphu.vn

Nguồn: Chinhphu.vn

"Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao sau khi TP.HCM mở cửa. Các doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại để thực hiện nhanh những đơn hàng từ khu vực Mỹ, châu Âu và các nước cho mùa đông và giáng sinh", ông Ngân nói.

Có định hướng chiến lược, doanh nghiệp sẽ tự tin trong phục hồi

Ông Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh, điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là sự hỗ trợ chung sức của lãnh đạo Trung ương và Bộ Y tế về định hướng chiến lược. Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế đã giải quyết được điều đó.

Có định hướng chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong phục hồi, mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi đã xác định một cách rõ ràng phải sống chung thích ứng, an toàn với dịch là hướng đi phù hợp với thực tế, doanh nghiệp sẽ không còn lo lắng trong trường hợp dịch bệnh trở lại.

Đối với doanh nghiệp, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, đến thời điểm này, các doanh nghiệp phải củng cố, đầu tư nhiều hơn nguồn lực cho y tế tại chỗ của mình để nâng cao năng lực bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ người lao dộng.

Ở khu công nghiệp, phải có trạm y tế để tạm thời cách ly ca F0 ra khỏi vùng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xe để đưa F0 về khu cách ly bên ngoài hoặc cách ly tại nhà, hạn chế F0 tự đi về nhà, tự di chuyển trên đường phố.

Đồng quan điểm về việc phát triển y tế cơ sở ngay tại doanh nghiệp, theo ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, các doanh nghiệp tại Tp.HCM đã thích ứng với nhiều tình huống khác nhau nhưng đều có một thích ứng chung, đó là doanh nghiệp đã bắt đầu hiểu rõ hơn về quy trình sức khỏe.

Nguồn: Chinhphu.vn

Nguồn: Chinhphu.vn

Khoảng 70% các doanh nghiệp nói chung và 90% doanh nghiệp sản xuất đều có nhân viên đủ trình độ như một nhân viên y tế cấp địa phương, có thể tư vấn tâm lý, nhận diện được triệu chứng của bệnh, theo dõi sức khỏe của F0 và có thể đề xuất các biện pháp y tế phù hợp.

Ngoài ra, để kịp thời thích ứng với tình hình mới, doanh nghiệp cũng cần tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng số hóa, sử dụng công nghệ nhiều hơn, sắp xếp lại quy trình làm việc trực tiếp và trực tuyến phù hợp.

Còn tại nhà máy, khu công nghiệp cần đáp ứng các quy trình mang tính chất phòng dịch, có nghĩa là phải đảm bảo sự thông thoáng, vấn đề thông gió phải được đặt lên hàng đầu.

Theo kinh nghiệm của người đại diện cho doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh - bà Nguyễn Hoàng Cẩm Linh, Tổng Giám đốc Galaxy One, Sovico Group, ngoài việc tiêm vaccine và ý thức của người dân thì công nghệ đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong đợt chống dịch lần này. Công nghệ đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tự động hóa cũng như vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn.

Bà Nguyễn Hoàng Cẩm Linh, Tổng Giám đốc Galaxy One, Sovico Group

Bà Nguyễn Hoàng Cẩm Linh, Tổng Giám đốc Galaxy One, Sovico Group

“Có thể nói, trong giai đoạn phục hồi sản xuất thì yêu cầu đặt ra là các chi phí phải được giảm thiểu nhất, tiết kiệm nhất, và để đạt hiệu quả thì công nghệ sẽ đáp ứng yêu cầu đó khi hỗ trợ kết nối, đưa ra báo cáo phân tích thông minh hỗ trợ cho nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh nhất, chính xác nhất”, bà Nguyễn Hoàng Cẩm Linh nói.

Đề nghị thông qua gói hỗ trợ thu nhập cho nhân dân

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Chính phủ và Bộ Y tế nên sớm nghiên cứu cho phép doanh nghiệp được sản xuất thuốc chống Covid-19 bởi vì “Khi có thuốc và vaccine tại chỗ, doanh nghiệp sẽ tự tin trong việc phục hồi và phát triển kinh tế”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được miễn, giảm thuế phí; cơ cấu lại nợ vay, giãn nợ kéo dài đến hết năm 2022; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc huy động vốn với lãi suất thấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang phải chịu khoản chi phí logistic rất cao do hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. “Do đó, tôi cho rằng Chính phủ nên tăng thêm gói đầu tư công đầu tư về hạ tầng để tháo gỡ các nút thắt ra vào sân bay, bến cảng, giảm bớt chi phí logistic”, ông Trần Hoàng Ngân nói.

Chính phủ cũng nên đề nghị Quốc hội thông qua gói hỗ trợ thu nhập cho nhân dân, cho người lao động, hộ nghèo, gia đình có người mắc Covid-19. Việc này sẽ làm tăng tổng cầu và góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Ly (thứ 2 từ phải sang) chủ trì đại hội. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ API: Mục tiêu có lãi trở lại

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) được tổ chức ngày 10/5 tại Tòa nhà Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.