Hướng phát triển cho doanh nghiệp phía Nam sau đại dịch COVID-19

KINH TẾ Việt nAM
11:29 - 11/12/2021
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long
0:00 / 0:00
0:00
Khả năng tích luỹ của doanh nghiệp nhỏ khu vực ĐBSCL là rất thấp đặc biệt trước tác động của đại dịch. Ngoài việc kỳ vọng vào hiệu quả hỗ trợ chính sách của Nhà nước, đã đến lúc các doanh nghiệp cần cấu trúc lại hệ thống và chiến lược kinh doanh. 

Chia sẻ về tình hình kinh tế vùng ĐBSCL tại hội thảo trực tuyến "Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022" ngày 10/12, bà Võ Thị Thu Hương Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ đưa ra những số liệu cụ thể: trong quý III/2021, khu vực ĐBSCL giảm 15% số lượng doanh nghiệp, giảm 23% số vốn đăng ký, giảm 19% số lượng lao động so với cùng kỳ năm 2020. 7500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Khả năng tích luỹ thấp, doanh nghiệp nhỏ mong chờ hỗ trợ

"Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cấu trúc các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành nghề cơ bản, có hiệu quả kinh doanh thấp so với ngành nghề khác. Do vậy, khả năng tích lũy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ĐBSCL là rất thấp trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chỉ số sử dụng lao động tháng 11/2021 tại ĐBSCL chỉ đạt 75,8% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy những gói hỗ trợ của Chính phủ rất quan trọng với các doanh nghiệp ở khu vực này" bà Hương nói.

Bà Võ Thị Thu Hương Phó Giám đốc phòng VCCI chi nhánh Cần Thơ

Bà Võ Thị Thu Hương Phó Giám đốc phòng VCCI chi nhánh Cần Thơ

Theo bà Hương, để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đã có nhiều chính sách được đưa ra từ phía Nhà nước như chính sách hỗ trợ tín dụng, cơ cấu thời hạn trả nợ, giảm lãi vay, chính sách miễn giảm thuế đất, tiền thuế, phí, lệ phí, và tiền thuê đất giảm phí trước bạ với số mặt hàng.

"Những doanh nghiệp vừa và nhỏ đều mong chờ vào các chính sách hỗ trợ tiếp theo để giúp họ đổi mới mô hình kinh doanh, kinh doanh hiệu quả hơn", bà Hương nói tại hội thảo do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp với VCCI chi nhánh Cần Thơ tổ chức.

Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Anh Dương dựa trên góc nhìn vĩ mô về chính sách điều hành kinh tế, các gói hỗ trợ của Nhà nước cũng như các xu hướng phát triển để đưa ra một loạt khuyến cáo cho doanh nghiệp trong năm 2022.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

"Hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp sẽ tập trung vào các chính sách về tài khóa, tiền tệ cũng như hỗ trợ về thể chế. Hỗ trợ tài khóa, tiền tệ thể hiện nguồn lực quốc gia, Nhà nước sẵn sàng cùng doanh nghiệp tham gia phát triển, cùng tạo cầu, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ và lưu thông hàng hóa" ông Dương chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Dương đề cập vấn đề thời điểm và liều lượng thích hợp để đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp.

"Thời điểm Nhà nước đưa ra các gói cứu trợ là điều cần phải lưu ý. Khi doanh nghiệp chưa có đầu ra, dù có nhận được hỗ trợ hay vay vốn cũng khó có thể tổ chức sản xuất được. Liều lượng hỗ trợ cũng phải cân nhắc dựa trên ngân sách của Nhà nước, phải có ngân sách dự trù để ứng phó với những kịch bản khó khăn hơn trong tương lai", ông Nguyễn Anh Dương nói.

Nhưng quan trọng nhất, theo ông Dương điều doanh nghiệp cần nhất là sự "hỗ trợ vô cùng quan trọng về thể chế, đây là những gói hỗ trợ không mất tiền".

Cải cách thể chế, thủ tục hành chính có giá trị như "một gói cứu trợ" cho doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã từng nhận định tại một cuộc hội thảo gần đây.

Ảnh tác giả

"Thời điểm nào Nhà nước đưa ra các gói cứu trợ là điều cần phải lưu ý. Khi doanh nghiệp chưa có đầu ra, dù có nhận được hỗ trợ hay vay vốn cũng khó có thể tổ chức sản xuất được. Liều lượng hỗ trợ cũng phải cân nhắc dựa trên ngân sách của Nhà nước, phải có ngân sách dự trù để ứng phó với những kịch bản khó khăn hơn trong tương lai"

Ông Nguyễn Anh Dương, CIEM

Bàn về vấn đề chính sách phát triển kinh tế vùng ĐBSCL và hướng đi cho các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng nhấn mạnh "bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì vai trò của lãnh đạo địa phương trong phát triển kinh tế và hoạch định chính sách là rất quan trọng".

"Trong thời gian vừa qua, chính sách phát triển ĐBSCL đã khai thác đúng hướng như áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới sản xuất nông sản sạch", ông Nghĩa nói.

Đã đến lúc doanh nghiệp cần điều chỉnh chính mình

Từ phía doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch, ông Nguyễn Anh Dương khuyến cáo, các doanh nghiệp cần phải tự cấu trúc lại hệ thống, điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chủ động hơn trong chuyển đổi số.

Trích dẫn Quyết định số 1968/QĐ-TTg được Chính phủ phê duyệt ngày 22/11/2021 về Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030”, ông Dương khuyến cáo các doanh nghiệp nên tăng cường xúc tiến thương mại trên các nền tảng số.

Cục Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ các địa phương trong công tác chuyển đổi số các hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng sẽ có điều kiện để thích ứng, hướng đến các chương trình đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nước ngoài.

"Trong bối cảnh mới, mô hình chiến lược phát triển xanh kết hợp với kinh doanh số là không thể tách rời. Các doanh nghiệp nên điều chỉnh chiến lược kinh doanh gắn với 3 yếu tố: xanh, số, liên kết", ông Dương nói.

Các doanh nghiệp cần liên kết với nhau, tổ chức sản xuất, thực hiện đơn hàng lớn, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh thị trường quốc tế thay đổi, nguồn cung nông thủy sản biến động.

Ảnh tác giả

"Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì vai trò của lãnh đạo địa phương trong phát triển kinh tế và hoạch định chính sách là rất quan trọng...Trong thời gian vừa qua, chính sách phát triển ĐBSCL đã khai thác đúng hướng như áp dụng nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới sản xuất nông sản sạch"

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

Từ góc nhìn của mình, nêu ra xu hướng phát triển cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sau đại dịch, ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng các doanh nghiệp có thể lưu ý tranh thủ tình hình thị trường biến động của dịch COVID-19 mua lại những doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ để mở rộng sản xuất.

Chú ý thị trường xuất khẩu từ RCEP và Trung Quốc

Theo ông Dương, tiếp cận và khai thác hiệu quả từ thị trường xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển trong địa dịch. Cần lưu ý đến các thị trường mà Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) mang lại bởi "đây là thị trường có quy mô lớn và đang phục hồi sau COVID-19".

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.

Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và 4 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số.

Tuy vậy, một trong những tay chơi chủ lực trong RCEP, thị trường Trung Quốc đang và sẽ ngày một khắt khe hơn trong quá trình xuất nhập khẩu bởi nước này đang thực hiện chính sách "ZeroCovid", các vấn đề như chất lượng nông, thủy sản và dịch vụ kèm theo, chứng nhận xuất xứ hàng hóa là những thứ doanh nghiệp phải đảm bảo khi xuất khẩu vào thị trường này.

BÀI TOÁN TRƯỚC MẮT: GIỮ CHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một trong những việc quan trọng nhất hiện tại đối với các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL là phải giữ chân được người lao động. Theo thông tin ông Dương cung cấp, ĐBSCL có 44,7% người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19, con số này đối với khu vực Đông Nam Bộ là 55%.

Một bộ phận người lao động sau khi rời khỏi khu vực kinh tế Đông Nam bộ và ĐBSCL chia sẻ phải sau Tết Nguyên đán mới quay lại. Nếu tình trạng này không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc tiếp