Xử lý dứt điểm 5 doanh nghiệp nhà nước thoát khỏi tình trạng “yếu kém”

DOANH NGHIỆP Việt nAM
09:41 - 07/11/2021
Nhà máy DAP 1 Vinachem Hải Phòng
Nhà máy DAP 1 Vinachem Hải Phòng
0:00 / 0:00
0:00
Sau hơn 3 năm triển khai Đề án 1468, đã có 5 doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành công thương được xem xét hướng xử lý để ra khỏi tình trạng “yếu kém”.

Mới đây, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương giao Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo thẩm quyền, sử dụng nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để chủ động khẩn trương hoàn thiện và triển khai phương án xử lý 05 doanh nghiệp đã thoát "yếu kém".

05 nhà máy này gồm Nhà máy sản xuất phân bón DAP-1 Hải Phòng, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất, Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ.

Ban chỉ đạo yêu cầu hội đồng thành viên các tập đoàn chịu trách nhiệm toàn diện về việc xử lý các dự án, doanh nghiệp trên.

Phương án xử lý dựa trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật, bảo đảm hạn chế tối đa tổn thất về vốn, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp, phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017.

Đối với 07 doanh nghiệp còn lại, Ban chỉ đạo giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện, triển khai phương án xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật; đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách vượt thẩm quyền để hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

7 doanh nghiệp còn lại gồmNhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai, Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy đạm Hà Bắc (mở rộng), Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt Trung, Nhà máy bột giấy Phương Nam, Nhà máy Công ty Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2).

Hướng xử lý 5 doanh nghiệp Nhà nước ra khỏi danh sách “yếu kém”

Nhà máy sản xuất phân bón DAP-1 Hải Phòng:

- Tổng mức đầu tư 172,385 triệu USD.

- Giai đoạn từ năm 2010 – 2015, nhà máy đã vận hành thương mại và kinh doanh có lãi.

- Năm 2016, lỗ ròng 420 triệu USD do: phân bón Trung Quốc tràn ngập thị trường -> mất lợi thế cạnh tranh; ảnh hưởng của Luật Thuế GTGT; giá DAP giảm xuống còn 44%, sau đó giảm sâu còn 26,4%, càng sản xuất càng lỗ.

- Được tái cơ cấu, từ 2017 đến nay, 5 năm liên tục DAP số 1 Hải Phòng đã cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém và kinh doanh có lãi.

- Doanh nghiệp được xem xét đưa ra khỏi danh sách theo dõi.

Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ)

- Tổng mức đầu tư 2.484 tỷ đồng (ban đầu là 1.700 tỷ đồng).

- Tháng 11/2011: nhà thầu dừng thi công: đã thực hiện 78% khối lượng công việc.

- Vướng mắc: không tìm được nhà đầu tư phù hợp để triển khai tiếp.

- Hướng xử lý: phá sản hoặc thoái vốn.

Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước (Ethanol Bình Phước)

- Vốn điều lệ 34,5 triệu USD

- Tổng đầu tư 1,742.76 tỷ đồng (PVOil 29%, ITOCHU 45%, Licogi 16 22%)

- Vận hành thương mại vỏn vẹn 01 năm, từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013 thì dừng lại vô thời hạn: càng sản xuất càng lỗ khi giá nguyên liệu sắn đầu vào tăng cao, giá thành sản xuất ethanol, nhiên liệu E100 cao gấp đôi giá nhập khẩu trên thị trường.

- Vướng mắc: vốn chủ sở hữu đã ở mức âm, khó thu xếp được vốn, không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay lên đến hơn 1.600 tỉ đồng, gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu sắn và tiêu thụ sản phẩm ethanol đầu ra.

- Phương án được ưu tiên chọn để xử lý: khởi động, vận hành lại nhà máy, sau đó chuyển nhượng hoặc thoái vốn Nhà nước khỏi dự án

Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất

- Tổng vốn đầu tư 2.125 tỷ đồng.

- Khởi công năm 2009 và tháng 1/2014 vận hành thương mại nhưng chỉ hoạt động 151 ngày, công suất đạt 54%. Tháng 4/2015, nhà máy đã phải tạm dừng, đóng cửa. Thị trường tiêu thụ thấp

- Tháng 10/2018 và tháng 4/2019 vận hành trở lại theo Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh gia công cho đối tác

- Hướng xử lý: Đàm phán, lựa chọn thoái vốn hoặc sáp nhập với nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn

Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ

- Tổng vốn đầu tư 359 triệu USD tương đương 4.798 tỷ đồng.

- Vận hành thương mại từ tháng 5/2014 đến 9/2015 phải dừng sản xuất do liên tục bị thua lỗ. Nguyễn nhân là do chi phí sản xuất tăng cao hơn giá bán sản phẩm (giá bán không đủ bù chi phí biến phí)

- Tháng 4/2018 tái cơ cấu, khởi động lại 3 dây chuyền đến tháng 5/2019 đã tái vận hành tổng cộng 12 phân xưởng.

- Đến nay đã có những chuyển biến nhất định, nhưng cơ bản khó khăn vẫn là chủ đạo, xoay quanh câu chuyện khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay

- Hướng xử lý: khởi động, vận hành lại toàn bộ nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước khỏi dự án.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tổng giám đốc Lê Đình Quang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ OCH: Kế hoạch kinh doanh thận trọng

Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 của CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH) được tổ chức ngày 15/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tính đến 8h ngày 15/5, số đại biểu tham dự là 4 cổ đông, đại diện cho 74,59% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Ly (thứ 2 từ phải sang) chủ trì đại hội. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ API: Mục tiêu có lãi trở lại

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) được tổ chức ngày 10/5 tại Tòa nhà Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.