10 tháng 2021: Sản lượng lúa giảm, chăn nuôi còn gặp khó khăn do giá thấp, chi phí cao

NÔNG NGHIỆP Việt nAM
17:53 - 03/11/2021
Do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa mùa năm nay ước tính giảm 73,5 nghìn tấn so với vụ mùa trước
Do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa mùa năm nay ước tính giảm 73,5 nghìn tấn so với vụ mùa trước
0:00 / 0:00
0:00
Sản xuất nông nghiệp tập trung vào chăm sóc, thu hoạch lúa mùa và rau mùa vụ. Ngành chăn nuôi tuy đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng còn gặp khó khăn do giá lợn thấp.

Tình hình sản xuất lương thực:

Theo Tổng cục Thống kê, vụ lúa mùa năm 2021 cả nước gieo cấy được 1.558,8 nghìn ha, bằng 98,3% vụ mùa năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt 1.040,9 nghìn ha, bằng 99,1% (giảm 9,3 nghìn ha); các địa phương phía Nam đạt 517,9 nghìn ha, bằng 96,7% (giảm 17,7 nghìn ha).

Diện tích gieo cấy lúa vụ mùa năm nay giảm chủ yếu do các địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang trồng cây hàng năm khác hoặc cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc sang nuôi trồng thủy sản.

Diện tích gieo cấy lúa 10 tháng 2021
Diện tích gieo cấy lúa 10 tháng 2021

Tính đến trung tuần tháng 10/2021, cả nước thu hoạch được 995,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 64,1% diện tích gieo cấy và bằng 96,4% cùng kỳ năm trước.

Ước tính năng suất lúa mùa năm nay đạt 51,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm trước. Tuy nhiên, do diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng lúa mùa năm nay ước tính giảm 73,5 nghìn tấn so với vụ mùa trước, đạt 8,03 triệu tấn.

Các địa phương trên cả nước đã hoàn thành sản xuất lúa hè thu với diện tích gieo trồng đạt 1.954 nghìn ha, tăng 8,9 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020.

Đến giữa tháng 10/2021, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 672 nghìn ha lúa thu đông, bằng cùng kỳ năm trước. Đến nay, toàn vùng đã thu hoạch 272,7 nghìn ha, chiếm 40,6% diện tích gieo cấy và bằng 91,4% cùng kỳ năm trước.

Diện tích gieo trồng rau mùa vụ tính đến 15/10/2021

Diện tích gieo trồng rau mùa vụ tính đến 15/10/2021

Tình hình của ngành chăn nuôi 10 tháng đầu năm:

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021 của Tổng cục Thống kê, chăn nuôi lợn đang đứng trước nhiều khó khăn khi giá thịt lợn hơi trong tháng 10/2021 tiếp tục giảm sâu so với tháng trước.

Mặc dù nguồn cung đã phục hồi nhưng nhu cầu tiêu thụ thấp, giá bán thấp trong khi giá các chi phí đầu vào tăng cao khiến nhiều cơ sở chăn nuôi bị thua lỗ.

Chăn nuôi gia cầm gặp khó khăn do chi phí sản xuất tăng, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tình trạng thua lỗ kéo dài. Trong tháng 10/2021, ước tính tổng số gia cầm giảm 1,2% so với tháng 9.

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng nhìn chung ổn định, tổng số bò trong tháng tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước, tổng số trâu giảm 3,9%. Dịch viêm da nổi cục đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn cao.

Tăng trưởng chăn nuôi cuối tháng 10 so với cùng kỳ năm 2020
Tăng trưởng chăn nuôi cuối tháng 10 so với cùng kỳ năm 2020

Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hiệu quả việc tiêm vaccine, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán trâu, bò trái phép, không rõ nguồn gốc.

Tính đến ngày 20/10/2021, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Lạng Sơn; dịch tả lợn châu Phi còn ở 42 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 28 địa phương chưa qua 21 ngày.

Trong Diễn đàn kết nối nông sản chăn nuôi ngày 30/10, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết sẽ trình Chính phủ phủ phê duyệt triển khai 5 dự án lớn vào tháng 11/2021 để thúc đẩy ngành chăn nuôi phục hồi và phát triển.

Ảnh tác giả

"Nguyên nhân căn bản ùn ứ nông sản thời gian qua là do COVID-19, không chỉ chăn nuôi mà toàn nền kinh tế ảnh hưởng. Hiện nay, COVID-19 đã được khống chế từng bước và tôi chắc chắn rằng trong thời gian tới với lượng vaccine hiện có, tiêu thụ ngành chăn nuôi sẽ sớm phục hồi”.

Thứ trưởng Bộ NN PTNT Phùng Đức Tiến

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nhằm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, 5 dự án sẽ triển khai tập tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu của ngành, bao gồm: Giống, chi phí thức ăn chăn nuôi, chế biến, giải quyết vấn đề môi trường và áp dụng khoa học công nghệ.

Tin liên quan

Đọc tiếp