Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo về phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại

Dự thảo Việt nAM
12:57 - 27/05/2022
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo về phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại
0:00 / 0:00
0:00
Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng outlet và trung tâm outlet là 4 loại hình thương mại được Bộ Công Thương đưa vào dự thảo để lấy kiến, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong công tác quản lý, phát triển một số loại hình thương mại.

Phân loại 3 hạng siêu thị

Dự thảo Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại của Bộ Công Thương nêu rõ, cở sở kinh doanh thương mại được gọi là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch. Đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một trong 3 hạng siêu thị hoặc tiêu chí siêu thị mini theo quy định dưới đây:

Siêu thị hạng I là siêu thị kinh doanh tổng hợp phải có vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận, mua bán hàng hóa. Diện tích kinh doanh từ 3.500 m2 trở lên. Về quy mô mặt hàng, ngành hàng và danh mục, phải đảm bảo từ 20.000 tên hàng trở lên.

Siêu thị hạng II là siêu thị kinh doanh tổng hợp có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên. Quy mô phải từ 10.000 tên hàng trở lên.

Siêu thị hạng III là siêu thị kinh doanh tổng hợp có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên. Quy mô từ 4.000 tên hàng trở lên.

Siêu thị mini có diện tích kinh doanh từ 80 m2 trở lên. Quy mô từ 500 tên hàng trở lên

Phân loại 3 hạng trung tâm thương mại

Theo dự thảo, cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là trung tâm thương mại và phân hạng trung tâm thương mại và phải đáp ứng tiêu chí cơ bản của một trong 3 hạng mục dưới đây:

Trung tâm thương mại hạng I là có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên. Có vị trí giao thông thuận tiện cho việc tiếp cận, mua bán hàng hóa. Công trình kiến trúc vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Về cơ cấu chủng loại hàng hóa, đáp ứng tiêu chí đa đạng phong phú, hàng hóa bảo đảm chất lượng.

Trung tâm thương mại hạng II có diện từ 30.000 m2 trở lên, có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh. Chủng loại hàng phong phú, đa dạng, hàng hóa bảo đảm chất lượng.

Trung tâm thương mại hạng III có diện tích từ 10.000 m2 trở lên, có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại. Chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, hàng hóa bảo đảm chất lượng.

Phân loại cửa hàng tiện lợi

Cơ sở kinh doanh được gọi là cửa hàng tiện lợi khi đáp ứng đủ 7 tiêu chí sau. Cụ thể, là cơ sở đặt tại khu dân cư tập trung, khu thương mại dịch vụ, du lịch, nơi tập trung đông người.

Là cơ sở có diện tích kinh doanh từ 30 m2 đến dưới 200 m2. Hàng hóa chủ yếu là thực phẩm ăn ngày và hàng bách hóa nhỏ lẻ, hàng tiêu dùng nhanh, số lượng mặt hàng kinh doanh trong khoảng 3.000 tên hàng.

Chủ yếu bán theo phương thức tự phục vụ, thanh toán tập trung quầy thu ngân, hoạt động theo chuỗi, áp dụng công nghệ hiện đại trong bán hàng và thanh toán.

Thời gian hoạt động tối đa 24 giờ/ngày. Đối tượng phục vụ bao gồm khách mua hàng trong phạm vi bán kính 500m.

Phân loại cửa hàng và trung tâm outlet

Hàng outlet là cụm từ dùng để chỉ các cửa hàng bán lẻ trực tiếp những sản phẩm do chính công ty sản xuất ra. Cơ sở kinh doanh thương mại được xác định là cửa hàng outlet khi đáp ứng tiêu chí 4 tiêu chí sau. Cụ thể, vị trí đặt tại khu dân cư, thương mại, kinh tế, trung tâm outlet… Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có liên quan.

Diện tích cơ sở từ 50 m2 trở lên, có chỗ để xe cho khách hàng với quy mô phù hợp. Về hàng hóa tại cơ sở là hàng hóa có nhãn hiệu, chủ yếu là hàng hóa tồn kho, lỗi mốt, có nhược điểm và được sản xuất chỉ nhằm mục đích để bán tại outlet.

Cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là trung tâm oulet khi có diện tích tối thiểu là 7.000 m2. Vị trí đặt tại khu vực ngoại thành, ngoại thị, gần các điểm du lịch, gần trung tâm thành phố, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch có liên quan.

Cơ sở là tập hợp nhiều cửa hàng outlet. Có thể tích hợp thêm khu ẩm thực và dịch vụ tiện ích khác. Có bãi đỗ xe phù hợp với quy mô trung tâm.

Đọc tiếp