Các doanh nghiệp Mỹ học cách 'né cú đấm' Omicron

DOANH NGHIỆP MỸ
07:00 - 23/12/2021
Hầu hết các sự kiện đông người được tổ chức thường niên trong dịp lễ Giáng sinh tại đều lần lượt bị hủy bỏ. Ảnh: AP
Hầu hết các sự kiện đông người được tổ chức thường niên trong dịp lễ Giáng sinh tại đều lần lượt bị hủy bỏ. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh dịch bệnh do biến chủng Omicron lan rộng, người dân Mỹ trở nên thờ ơ trước các sự kiện đông người hay các chuyến du lịch nghỉ dưỡng cuối năm, dẫn đến sự ảm đạm trong ngành dịch vụ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Mỹ đang trong cao điểm của làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới khi Omicron trở thành chủng thống trị tại phần lớn các ca mắc mới ở quốc gia này. Hầu hết các sự kiện đông người được tổ chức thường niên trong dịp lễ Giáng sinh tại đều lần lượt bị hủy bỏ.

Đoàn múa nổi tiếng Rockettes đã hủy bỏ buổi biểu diễn Giáng sinh ở New York. Sân khấu Broadway hủy bỏ một số chương trình biểu diễn trực tiếp. Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia đã tạm dừng các trận đấu của mình cho đến khi qua dịp lễ. Thành phố Boston có kế hoạch yêu cầu du khách, người vui chơi và người mua sắm xuất trình thẻ xanh Covid-19 để vào các nhà hàng, quán bar và cửa hàng.

Tâm lý lo ngại dịch bệnh đang khiến hầu hết người dân Mỹ thậm chí không muốn gặp gỡ hay tiếp xúc với ai.

Danielle Ballantyne, một chuyên gia dinh dưỡng ở Chicago, đã lên kế hoạch đến thăm một số cửa hàng và tìm kiếm nguồn cảm hứng cho những món quà ngày lễ. Nhưng khi các ca mắc Omicron ngày càng gia tăng, cô ấy bỏ ý định đó, quyết định ở nhà và mua sắm trực tuyến.

Ballantyne nói: “Từ những gì tôi đã nghe được trên các phương tiện truyền thông là biến chủng Omicron lây lan nhanh hơn trong cộng đồng. Vì vậy, tôi đang cố gắng chọn lọc những nơi tôi thực sự cần đến.”

Tuy nhiên, vẫn có những người lạc quan hơn khi đi lại, mua sắm và tụ tập bạn bè như bình thường, mặc dù phải thận trọng hơn. Du lịch hàng không trong kỳ nghỉ lễ vẫn tăng mạnh mẽ. Nhiều cửa hàng và nhà hàng vẫn đang có doanh thu ổn định. Biến chủng Omicron vẫn không thể khiến khán giả rời xa rạp chiếu phim.

Đặc biệt, vào cuối tuần trước, các rạp chiếu tại Mỹ ghi nhận số lượng khán giả kỷ lục đổ xô đến để xem bộ phim “Người Nhện” mới. Steve Buck, Giám đốc chiến lược của EntTelligence cho biết: “Rạp chiếu phim vẫn chưa bị Omicron cản trở”.

Tác động tiêu cực của Omicron

Hiện tại, vẫn chưa thể biết chủng Omicron sẽ tiếp tục tác động như thế nào đến sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, khi nước này vốn đã phải “ngấm đòn” suy thoái kinh tế và phục hồi trở lại kể từ đầu đại dịch năm 2020.

Omicron có thể tiếp tục gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động giao dịch và làm trầm trọng thêm sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng tại Mỹ. Ảnh: Internet

Omicron có thể tiếp tục gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động giao dịch và làm trầm trọng thêm sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng tại Mỹ. Ảnh: Internet

Cũng chưa thể chắc chắn khẳng định nếu Omicron gây bùng phát dịch tại những khu vực trọng điểm của chuỗi cung ứng như bến cảng, các khu công nghiệp thì sẽ ra sao. Trong kịch bản xấu nhất, Omicron có thể tiếp tục gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động giao dịch và làm trầm trọng thêm sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng - vốn đã buộc giá cả tăng cao và góp phần gây ra lạm phát kỷ lục nhất trong 39 năm qua tại Mỹ.

Dịch bệnh không thể kiểm soát cũng đồng nghĩa với việc các quy định về giãn cách xã hội, phòng chống dịch nghiêm ngặt sẽ được tái áp đặt. Mọi người sẽ lại ở nhà và chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ như ăn uống nhà hàng, thưởng thức các buổi hòa nhạc, hạn chế đi du lịch, ở khách sạn.. Ngành dịch vụ sẽ lâm vào cảnh “trắng tay”, nhưng sẽ giúp hạ nhiệt mức lạm phát.

Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình huống trì hoãn vô thời hạn kế hoạch làm việc tại văn phòng. Làm việc từ xa sẽ là một giải pháp tối ưu trong mùa dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc.

Greene, nhà kinh tế học của Viện Kroll cho biết: “Mọi người lo lắng rằng đến một quán bar hoặc nhà hàng sẽ khiến họ phải nhập viện. Họ lựa chọn phương án tiếp tục mua hàng hóa để tích trữ. Nhưng cũng chính điều này càng làm gia tăng xu hướng ngắn hạn và khiến mức độ lạm phát ngày càng trở nên tồi tệ hơn”.

Các khoản viện trợ kinh tế từ chi tiêu liên bang và chi phiếu cứu trợ đang giảm dần. Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đang tiếp tục cắt giảm các nguồn hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện tại, thị trường trái phiếu cũng đang báo hiệu nhiều lo ngại về sự suy yếu của nền kinh tế hơn là về lạm phát: Lợi suất trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức thấp trong lịch sử, dưới 1,5%.

Oxford Economics đã hạ ước tính tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý IV/2021 xuống 7,3% hàng năm, giảm so với ước tính 7,8% trước đó do tác động của Omicron. Kathy Bostjancic, Nhà kinh tế trưởng về tài chính Mỹ của Oxford cho biết: “Omicron đã tràn lan đến mức báo động. Hiện tại nó đang lây lan mạnh ở các khu vực có mật độ dân số cao ở phía Đông Bắc nước Mỹ. Chúng tôi nhận thấy nó sẽ gây ra một thiệt hại khá lớn đối với hoạt động kinh tế”.

Megan Greene, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Viện Kroll cho biết: “Chúng tôi đang không biết dịch bệnh có tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, chúng tôi chưa có đủ dữ liệu để đánh giá hậu quả lâu dài từ mối đe dọa Omicron đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ”.

Tại các chuỗi cửa hàng thời trang ở các thành phố lớn như New York và Chicago, thương hiệu thời trang Untuckit báo cáo lượng khách ghé thăm đang giảm 15%, tương tự như những gì đã từng trải qua khi biến chủng Delta lây lan rộng vào mùa hè năm ngoái.

Kể từ khi bùng phát vào gần hai năm trước, đại dịch Covid-19 đã đặt ra hết thách thức này đến thách thức khác đối với Mỹ. Uớc tính đã có hơn 22 triệu người dân Mỹ mất việc làm; hoạt động kinh doanh tại các quán bar, nhà hàng và khách sạn bị tàn phá nặng nề.

Học cách thích nghi trước mọi thách thức

Các ca mắc Omicron mới tại Mỹ đang gây cản trở đến quá trình sản xuất và vận chuyển, làm trầm trọng thêm tình trạng tồn đọng của chuỗi cung ứng và khiến lạm phát tiếp tục lên đà.

Trong một dự báo được cập nhật ngay trước khi chủng Omicron nổi lên như một mối đe dọa nghiêm trọng, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia cho biết doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ đang đi đúng hướng, hứa hẹn có một năm doanh thu đạt kỷ lục.

Người mua sắm đang ưa chuộng khu vực mua sắm ngoài trời và trung tâm thương mại. Ảnh: Internet

Người mua sắm đang ưa chuộng khu vực mua sắm ngoài trời và trung tâm thương mại. Ảnh: Internet

Theo Sensormatic Solutions, trong tuần kết thúc vào ngày 18/12, lưu lượng truy cập các cửa hàng đã tăng gần 20% so với một năm trước đó, mặc dù giảm 23% so với thời điểm trước đại dịch vào 2019. Đối với đợt siêu khuyến mãi Black Friday hôm 27/11, doanh số bán hàng đã tăng 30% so với năm ngoái.

Peter McCall, Giám đốc tư vấn bán lẻ cấp cao của Sensormatic, cho biết người mua sắm vẫn đang đến các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, họ hiện đang ưa chuộng các trung tâm mua sắm ngoài trời và trung tâm thương mại hơn là các trung tâm mua sắm khép kín.

Arnold Donald, Giám đốc điều hành của Carnival -công ty du lịch hàng đầu thế giới, cho biết trong tuần này rằng Carnival đã trải qua “biến động” về số lượng hủy chuyến nhưng dự đoán sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng.

Bất chấp dịch bệnh, hàng trăm người đã xếp hàng để dự lễ khai trương cửa hàng Toys R Us vào hôm 19/12 tại trung tâm mua sắm American Dream ở East Rutherford, bang New Jersey. Yehuda Shmidman, đồng sáng lập WHP Global, công ty sở hữu Toys R Us, cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị thật kỹ cho ngày trọng đại này. Và không ngờ nó thu hút mọi người đến vậy”.

Hãng bán đồ gia dụng và thiết bị công nghệ Abt Electronics ở Chicago cho biết doanh số bán hàng trong dịp cuối năm tăng 10% so với một năm trước. Jon Abt, đồng Chủ tịch công ty cho biết, Omicron đang thay đổi cách thức làm việc của mọi người và công ty cũng cần chủ động học cách vượt qua thách thức. Phía công ty đã yêu cầu các nhân viên thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh, chỉ làm việc tại từng bộ phận, không nên đi lại nhiều sang nơi khác.

“Tôi là một người lạc quan,” Abt nói. “Đây vốn dĩ là cuộc sống. Và chúng ta phải học cách thích nghi, giống như tự né các cú đấm bất ngờ giáng đến”.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Trong quý 1/2024, Grab ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh và khoản lỗ được thu hẹp. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện, nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hòa nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.