Người tiêu dùng Mỹ 'hết quyền lựa chọn' vì đứt gãy chuỗi cung ứng

CHUỖI CUNG ỨNG MỸ
17:24 - 03/12/2021
Dịp lễ cuối năm đang đến gần, người dân nhiều nước đang đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ảnh: AP
Dịp lễ cuối năm đang đến gần, người dân nhiều nước đang đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Diễn biến Covid-19 phức tạp do "biến chủng chồng biến chủng" đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến người tiêu dùng tại nhiều nước như Mỹ phải điều chỉnh mức độ mua sắm cho phù hợp.

Giống như nhiều người tiêu dùng khác, bà Kathleen Webber sống tại Yardley, bang Pennsylvania, hiểu những khó khăn trong việc tìm kiếm những món quà phù hợp cho ba đứa con của mình trong dịp Giáng sinh năm nay, trong bối cảnh khan hiếm hàng hóa ngày càng nghiêm trọng.

Bà đã hứa sẽ mua cho cậu con trai 23 tuổi của mình chiếc PlayStation 5 của Sony Corp, nhưng không có cửa hàng nào tại thành phố Yardley còn mặt hàng này. Do đó bà đành phải mua cho con trai một chiếc điện thoại thông minh đã qua sử dụng.

“Tôi chỉ không biết phải mua nó ở đâu. Nó khan hiếm như bạn truy lùng một thú nhồi bông The Tickle Me Elmos vào những năm 1996 vậy”, bà Webber ngao ngán chia sẻ.

Những chiếc thẻ trong đồ ăn, đồ uống cũng có thể trở thành một món quà "cứu cánh". Ảnh: AP

Những chiếc thẻ trong đồ ăn, đồ uống cũng có thể trở thành một món quà "cứu cánh". Ảnh: AP

Những dịp nghỉ lễ tại Mỹ luôn được định nghĩa bằng thông báo hết hàng. Điều khiến khách hàng thất vọng hơn khi những mặt hàng phổ biến nhất luôn hết trước. Khủng hoảng chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra đã tạo ra sự thiếu hụt chưa từng có trên tất cả các loại sản phẩm, từ những con chip dùng cho máy chơi game đến các mặt hàng thông thường hơn như cà vạt hay đồ ngủ.

Điều đó càng khiến nhiều khách hàng mua sớm hơn vì lo ngại tình trạng thiếu hụt hàng hóa dự kiến ​​sẽ trầm trọng hơn khi bước vào những tuần cuối của kỳ nghỉ lễ.

Người tiêu dùng không có sự lựa chọn

Khi Groner nhận thấy rằng mình cần mua một chiếc cà vạt mới cho đám cưới vào đầu tháng 12, anh lập tức truy lùng mặt hàng đó. Anh đã tìm thấy câu trả lời hoàn hảo trên hệ thống Amazon: “Một chiếc cà vạt sọc đen trắng, mỏng, giá 7,99 USD mà anh yêu cầu sẽ đến kịp thời”.

Nhưng 4 ngày sau đó, anh nhận được một email thông báo rằng mẫu cà vạt anh muốn mua đã hết hàng và phải đến tháng 1 năm sau mới có. Điều đó đã khiến anh rơi vào trạng thái thất vọng và buộc anh ta phải quay lại trang web để tìm một chiếc khác thay thế.

Cũng chính Groner, người đã quyết định đeo chiếc cà vạt caro vàng và xanh dương, bất lực nói: “Đối với tôi, nó có xấu xí hay không cũng không quan trọng nữa rồi. Tôi đã thứ để cứu cánh”.

Đại dịch đã “bắt buộc” người tiêu dùng phải thử các nhãn hiệu và mặt hàng mới khi không thể tìm thấy lựa chọn theo ý muốn của họ. Ảnh: Reuters

Đại dịch đã “bắt buộc” người tiêu dùng phải thử các nhãn hiệu và mặt hàng mới khi không thể tìm thấy lựa chọn theo ý muốn của họ. Ảnh: Reuters

Theo Chỉ số Kinh tế Kỹ thuật số Adobe, vào hôm 29/11 - ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm, tỷ lệ thông báo hết hàng đã tăng 8% so với một tuần trước đó. Từ ngày 1/11 đến ngày 29/11, tỷ lệ hết hàng đã tăng gần gấp đôi so với mức trước đại dịch vào tháng 1/2020 và tăng 258% so với tháng 11/2019.

Để giải quyết phần nào sự thiếu hụt, các cửa hàng như Kohl's đã thêm các công cụ trực tuyến mới để giúp thúc đẩy người mua sắm chuyển sang sản phẩm thay thế nếu sản phẩm lựa chọn ban đầu của họ không còn. Shipt, một dịch vụ giao hàng tạp hóa thuộc sở hữu của Target, hiện đang cung cấp cho khách hàng những gợi ý thay thế, một phần dựa trên hành vi mua sắm trước đây của họ.

Công ty công nghệ Obsess - tạo ra trải nghiệm mua sắm ảo cho các thương hiệu như American Girl và Ralph Lauren, đã thêm các công cụ đề xuất các mặt hàng tốt nhất tiếp theo nếu người mua hàng chọn phải sản phẩm đã hết hàng. Ngoài ra, công cụ này cũng cung cấp các câu đố để giúp khách hàng tìm ra những gì họ muốn.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người sẽ không hài lòng với các lựa chọn thay thế. Một số đang sử dụng nền tảng mua sắm eBay, nơi họ phải giả mức giá gấp ba lần giá bán lẻ đề xuất. Các chuyên gia cũng tin rằng họ sẽ chuyển sang thẻ quà tặng nhiều hơn nếu họ không thích những gì họ thấy.

Các chuyên gia nói rằng, đại dịch đã buộc người tiêu dùng phải thử các nhãn hiệu và mặt hàng mới khi không thể tìm thấy lựa chọn theo ý muốn của họ. Ví dụ, khi các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng và các nhà bán lẻ thiết yếu thông báo về tình trạng thiếu hụt sản phẩm giấy vệ sinh vào đầu năm 2020, điều đó buộc người mua hàng phải từ bỏ các thương hiệu mà họ trung thành và tìm kiếm các lựa chọn thay thế.

Quá nhiều mặt hàng thiếu hụt sẽ trở thành mối đe dọa đối với các nhà bán lẻ. Nếu người mua hàng không thể mua được những thứ họ muốn tại một cửa hàng, họ có thể tìm đến đối thủ cạnh tranh khác hoặc thậm chí không mua một sản phẩm thay thế. Theo Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (NRF), tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất quốc gia, điều này có thể làm giảm doanh số bán hàng trong dịp lễ. Con số hao hụt dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5% đến 10,5% trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự khan hiếm chưa đến hồi kết

Mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi sau nhiều tháng bị phong tỏa bởi dịch bệnh, người dân Mỹ càng tỏ ra háo hức được mua sắm trở lại. Điều này dẫn đến các nhà bán lẻ và nhà sản xuất các loại hàng hóa đều gặp khó khăn khi họ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu container chở hàng, tắc nghẽn trầm trọng tại các cảng và thiếu nhân công để dỡ hàng hóa. Tình trạng thiếu chip trên toàn cầu đã làm danh sách các thiết bị khó mua ngày càng dài hơn.

Tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các cửa hàng. Ảnh: WSJ

Tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các cửa hàng. Ảnh: WSJ

Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích trong ngành cho biết, các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ không được giải quyết triệt để cho đến năm sau.

Tuần trước, Victoria's Secret thông báo, 50% hàng hóa trong dịp lễ của họ đang được vận chuyển. Phía công ty đã đặt 200 triệu đơn vị hàng hóa cho kỳ nghỉ lễ quý IV, nhưng 90 triệu trong số đó bị trì hoãn vì tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

“Năm nay, lượng đồ ngủ trong hệ thống kho của chúng tôi giảm 30% so với một năm trước,” Giám đốc điều hành của Victoria's Secret, Martin Waters chia sẻ. “Điều này rõ ràng là không tốt cho việc kinh doanh”.

Không chỉ với các tập đoàn lớn, các nhà bán lẻ cũng đang gặp khó khăn hơn trong việc bày bán hàng hóa trên các kệ hàng. Một cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp nhỏ cho biết, 39% báo cáo rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ. 29% khác báo cáo tác động vừa phải và 21% ghi nhận tác động nhẹ. Chỉ 10% chủ cửa hàng cho biết họ không gặp vấn đề gì.

Jim Silver, tổng biên tập của TTPM, một trang web đánh giá đồ chơi, cho biết, ông luôn nói với những người mua sắm nếu muốn săn lùng một món đồ chơi khan hiếm, hãy có mặt tại các cửa hàng vào tối thứ sáu – thời điểm có các chuyến hàng đến vào cuối tuần. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng mẹo mua sắm đó không áp dụng trong mùa này vì các lô hàng rất khó đoán.

Đối với những ngày lễ, ông khuyên người mua sắm nên lên mạng để xem cửa hàng nào có mặt hàng mà họ đang tìm kiếm. Silver cũng gợi ý nên tìm những đồ chơi như trò chơi cờ bàn (board game) được sản xuất tại Mỹ. “Những thứ được sản xuất ở đây sẽ có lượng hàng tồn kho cao hơn”, ông nói thêm.

Sau khi biến chủng Omicron được phát hiện vào tuần trước, Mỹ và EU cùng hàng loạt nước khác đã cấm các chuyến bay từ khu vực phía nam châu Phi. Israel, Nhật Bản và Morocco đã đóng cửa biên giới, trong khi Australia cùng nhiều nước khác hoãn mở cửa và tái áp đặt một số biện pháp nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hàng hóa tiếp tục bị tắc nghẽn tại các bến cảng. Người tiêu dùng thế giới tiếp tục phải chật vật trong cơn sốt "thiếu hàng" trong dịp lễ cuối năm nay.

Tin liên quan

Đọc tiếp