Các ngân hàng quốc tế trả giá đắt khi rút khỏi Nga

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
15:12 - 26/05/2022
Chi nhánh ngân hàng Societe Generale tại Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Chi nhánh ngân hàng Societe Generale tại Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Moscow, trong đó có việc rút các ngân hàng của mình khỏi Nga. Tuy nhiên, các biện pháp này lại gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho cả hai phía.

Các biện pháp trừng phạt tài chính như loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và rút các ngân hàng của mình khỏi thị trường này của phương Tây sẽ đem đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài. Tuy nhiên, những lệnh cấm vận này cũng như con dao hai lưỡi khi nó ảnh hưởng tới cả 2 phía chứ không riêng nước bị trừng phạt.

Theo Reuters, các ngân hàng lớn của châu Âu, Mỹ và Nhật Bản có tiếp xúc sâu rộng với thị trường tài chính của Nga đều đã phải trích lập dự phòng hơn 12 tỷ USD trong quý đầu tiên, để bù đắp cho những khoản lỗ có thể xảy ra.

Các ngân hàng châu Âu

Ngân hàng Raiffeisen Quốc tế (RBI)

Với tư cách là ngân hàng lớn thứ 10 tại Nga, RBI đang cân nhắc và đánh giá sự quan tâm của những người mua lại chi nhánh của mình tại Nga. Trước mắt, các lựa chọn có thể là bán toàn bộ hoặc một phần hoặc một đợt giảm giá, tuy nhiên bất kỳ quyết định nào cũng sẽ mất thời gian.

Trong quý đầu tiên năm 2022, ngân hàng này đã phải chịu khoản lỗ tăng 4 lần do khoản dự phòng cho các doanh nghiệp ở Nga và Ukraine là 321 triệu USD. Thêm vào đó, RBI cũng có 2,4 tỷ USD vốn chủ sở hữu và vốn khác tại Nga. Tính tới 29/4, mức rủi ro xuyên biên giới ròng của RBI là 405 triệu USD.

Ngân hàng Societe Generale

Ngân hàng Societe Generale của Pháp đã bán đơn vị Rosbank tại Nga của mình cho Interros Capital, một công ty có liên hệ với nhà tài phiệt Nga Vladimir Potanin.

Việc này đã khiến ngân hàng chịu một khoản lỗ ròng khoảng 3,4 tỷ USD trên báo cáo thu nhập của mình. Tuy nhiên, tác động lên vốn của nó còn sâu rộng hơn khi SocGen mất khoảng 16,4 tỷ USD tiếp xúc với thị trường Nga. Tính tới 31/3, ngân hàng này đang cố gắng giảm tới tối đa các tiếp xúc xuyên biên giới và số tiền này giảm xuống còn 2,98 tỷ USD.

Trong năm 2021, thu nhập từ Nga chiếm 2,7% tổng thu nhập của ngân hàng này, do đó các khoản lỗ sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài.

Chi nhánh ngân hàng UniCredit tại Siena, Italy. Ảnh: Reuters

Chi nhánh ngân hàng UniCredit tại Siena, Italy. Ảnh: Reuters

UniCredit

Bằng cách hoán đổi tài sản với các đối tác Nga không nằm trong diện bị trừng phạt để có thể tiếp tục hoạt động tại châu Âu, ngân hàng UniCredit của Italy đã có thể cắt giảm mức tiếp xúc với thị trường Nga trong quý đầu xuống còn 7,4 tỷ USD.

Tuy nhiên theo Reuters, các lệnh trừng phạt ngày càng hà khắc đang đe dọa tới nỗ lực hoán đổi tài sản của UniCredit. Là ngân hàng lớn thứ 14 tại Nga, UniCredit Bank đang phải đối mặt với cơ hội hoán đổi mỏng manh và những rủi ro lớn khi rút lui khỏi thị trường này.

Với khoản trích lập dự phòng 1,28 tỷ USD trong quý đầu tiên, UniCredit đã có thể giải quyết hơn 70% số vốn bị ảnh hưởng mà theo trường hợp xấu nhất có thể lên tới 5,5 tỷ USD.

Ngân hàng Intesa Sanpaolo

Trong quá trình đánh giá về sự hiện diện tại thị trường Nga, ngân hàng Italy này đã dành ra 854 triệu USD để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong quý I đầu năm.

Trước các khoản bù đắp này, mức tiếp xúc xuyên biên giới của Intesa với Nga lên tới 4,16 tỷ USD. Các chi nhánh tại địa phương như Banca Intesa tại Nga và Ngân hàng Pravex tại Ukraine còn chịu thêm 1,17 tỷ USD nữa. Do đó, tổng mức rủi ro mà ngân hàng phải chịu theo Giám đốc điều hành Carlo Messina là 6,5 tỷ USD.

Credit Agricole

Ngân hàng Pháp đã trích lập 623 triệu USD trong quý đầu tiên để hạn chế tối đa các rủi ro phải chịu. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự, ngân hàng này đã cắt giảm được 1,17 tỷ USD tỷ lệ tiếp xúc với thị trường Nga. Tính tới 31/3, tỷ lệ tiếp xúc với Nga của ngân hàng này vẫn còn 4 tỷ USD trong khi tỷ lệ tiếp xúc xuyên biên giới là 640 triệu USD.

ING

Ngân hàng Hà Lan đã trích lập dự phòng 890 triệu USD liên quan đến thị trường Nga trong quý đầu tiên. Tính tới 30/4, mức tiếp xúc tài chính của ING với Nga là 6,19 tỷ USD, giảm từ 7,15 tỷ USD của 28/2. Do các lệnh trừng phạt tài chính lên nước này, ngân hàng đã chịu ảnh hưởng một khoản tương đương 3,5 tỷ USD.

Deutsche Bank

Ngân hàng Đức đã cắt giảm mức tín dụng tổng thể (bao gồm cả rủi ro tiềm ẩn) tại Nga xuống còn 2,45 tỷ USD hôm 31/3 - giảm so với mức 3 tỷ USD hồi tháng 2.

Commerzbank

Ngân hàng Commerzbank của Đức đã cắt giảm tỷ lệ tiếp xúc ròng với Nga xuống dưới 1,28 tỷ USD. Các tác động từ căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã khiến ngân hàng này phải trích lập dự phòng 495 triệu USD để giảm thiếu tối đa ảnh hưởng tiêu cực và tăng đề kháng với thị trường.

Credit Suisse là một trong những ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ. Ảnh: acfcs.org

Credit Suisse là một trong những ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ. Ảnh: acfcs.org

Credit Suisse

Trong quý I/2022, ngân hàng của Thụy Sĩ này đã ghi nhận khoản lỗ 213,4 triệu USD liên quan đến xung đột tại Ukraine.

Các ngân hàng Mỹ

Citigroup

Để giảm thiểu các tác động kinh tế của chiến sự tại châu Âu, Citi đã dành ra 1,9 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Ngân hàng này cũng đã cắt giảm mức độ tiếp xúc với thị trường Nga từ 7,8 tỷ USD xuống còn 2 tỷ USD. Theo đại diện của Citi, ngân hàng sẽ không mất quá 3 tỷ trong trường hợp xấu nhất, thấp hơn ước tính ban đầu là 5 tỷ USD.

Goldman Sachs

Trong quý I/2022, tác động tài chính trực tiếp từ chiến dịch quân sự của Nga đã khiến ngân hàng này phải chịu khoản lỗ ròng 300 triệu USD.

JP Morgan

Theo ngân hàng JP Morgan, các trích lập dự trữ liên quan tới các cá nhân Nga chiếm tới 300 triệu USD trong tổng 900 triệu USD lượng tiền trích lập quý đầu năm.

Các ngân hàng Nhật Bản

2 trong số các ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho và Sumitomo Mitsui (SMBC) đã phải dành ra tổng cộng 1,3 tỷ USD để bù đắp cho những khoản lỗ tiềm ẩn do tiếp xúc với thị trường tài chính của Nga.

Chi nhánh của Sumitomo Mitsui Bank ở Nhật Bản. Ảnh: SMFG

Chi nhánh của Sumitomo Mitsui Bank ở Nhật Bản. Ảnh: SMFG

Đọc tiếp