Chủ đầu tư KCN Quế Võ 3 chi 229 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

TNG Holdings TNI Holdings
09:33 - 05/07/2023
Một góc Khu công nghiệp Quế Võ 3. Ảnh: TNI Holdings
Một góc Khu công nghiệp Quế Võ 3. Ảnh: TNI Holdings
0:00 / 0:00
0:00
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Khu công nghiệp EIP ngày 4/7 có công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Cụ thể, trong 2 ngày 26 và 27/6, EIP đã mua lại hơn 229 tỷ đồng (theo mệnh giá) của mã EIPCH2125001, hạ số lượng trái phiếu đang lưu hành xuống còn 551,5 tỷ đồng. Đây là lần mua lại trái phiếu trước hạn đầu tiên của EIP trong năm 2023.

Trước đó vào tháng 3 và tháng 6/2022, EIP cũng tiến hành mua lại 229 tỷ đồng của lô trái phiếu nói trên, hạ số lượng trái phiếu lưu hành xuống còn 781 tỷ đồng.

EIPCH2125001 được phát hành vào ngày 25/6/2021 với tổng giá trị 1.010 tỷ đồng và kỳ hạn 4 năm, toàn bộ vốn thu được sẽ được dùng để đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 3. Lô trái phiếu được một tổ chức tín dụng trong nước mua trọn dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) và Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

Bản công bố phát hành không đề cập chi tiết về tài sản đảm bảo của lô trái phiếu, song vào ngày 24/6/2021, toàn bộ quyền tài sản phát sinh và liên quan của EIP từ dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Giai đoạn 1 tại địa chỉ Khu công nghiệp Quế Võ 3, thuộc địa phận các xã: Việt Hùng, Quế Tân, Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã được mang thế chấp tại ABBank.

Dự án khu công nghiệp Quế Võ 3 vào năm 2008 được giao cho CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư. Đến tháng 9/2015, Dabaco tiến hành thành lập Công ty TNHH Đầu tư Phát triển khu công nghiệp EIP với vốn điều lệ 628 tỷ đồng, đồng thời chuyển mọi tài sản liên quan đến dự án Khu công nghiệp Quế Võ 3 sang cho công ty này. EIP trở thành doanh nghiệp thực hiện dự án.

Tới ngày 3/2/2016, Dabaco ký hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng 100% vốn góp của EIP cho CTCP Đầu tư Phát triển VID Thanh Hóa – một thành viên trong hệ sinh thái Tập đoàn TNG Holdings. Theo tìm hiểu của Mekong ASEAN, toàn bộ số cổ phần nói trên đã được VID Thanh Hóa thế chấp tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 2 tháng sau đó.

Tính đến ngày 29/6/2023, CTCP Đầu tư Phát triển VID Thanh Hóa sở hữu 47,97% vốn điều lệ công ty, trong khi CTCP Đầu tư Phát triển TNI Holdings Việt Nam nắm giữ 51,93% còn lại.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2022, EIP báo lãi 986 triệu đồng, tuy tăng 27% so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ đạt ngưỡng 0,1%. Tính tới ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của công ty ở mức 1.003,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả là 3.472,8 tăng gần 8% so với cuối năm 2021, trong đó, 783 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu, giảm 22,68%.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.