Chương trình phục hồi phát triển kinh tế đủ mạnh và quy mô lớn nhất từ trước đến nay

CHÍNH SÁCH Việt nAM
20:42 - 02/12/2021
Chương trình phục hồi phát triển kinh tế đủ mạnh và quy mô lớn nhất từ trước đến nay
0:00 / 0:00
0:00
Chương trình này gồm 5 nhóm giải pháp, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại cuộc họp chuyên đề của Quốc hội tháng 12.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 tối ngày 2/12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, 5 nhóm giải pháp trong Chương trình phục hồi phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đủ mạnh và bao quát được tất cả các lĩnh vực cần được hỗ trợ cũng như mấu chốt của nền kinh tế.

Chương trình này sẽ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay và dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại cuộc họp chuyên đề của Quốc hội tháng 12.

Thứ trưởng Phương cho biết, có 5 nhóm chính sách được đề xuất. Nhóm thứ nhất là phòng chống dịch bệnh và công tác y tế, đề cập tới việc cung ứng vaccine, biện pháp phòng chống dịch bệnh, xét nghiệm, cách ly, điều trị... Đây cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện các gói giải pháp khác.

Nhóm thứ hai là giải pháp an sinh xã hội với quan điểm phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Nhóm giải pháp này được nghiên cứu, mở rộng thêm nhiều đối tượng bị ảnh hưởng như công nhân trong các khu công nghiệp, các giải pháp phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân; cho vay ưu đãi với đối tượng như học sinh sinh viên, cơ sở giáo dục mầm non...

Nhóm 3 là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung chủ yếu về giải pháp về tài khóa như giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí đã được thực hiện trong thời gian qua sẽ được nghiên cứu rà soát và tiếp tục thực hiện. Triển khai chính sách tiền tệ, cho vay ưu đãi thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất, có nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi.

Nhóm 4 là đẩy mạnh đầu tư công, vừa kích thích chi tiêu đầu tư công tức thời và có ý nghĩa lâu dài là tạo ra kết cấu hạ tầng hiệu quả cho nền kinh tế.

Nhóm 5 là giải pháp về quản lý điều hành, bảo đảm cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiểm soát rủi ro.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, công cụ chính để thực hiện chương trình này là chính sách tài khoá, tiền tệ. Ngoài ra, nguồn lực từ các quỹ ngoài ngân sách, quỹ doanh nghiệp và khu vực tư nhân thông qua các dự án đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) sẽ được huy động.

Đọc tiếp