Dầu thô quay đầu tăng do lo ngại thị trường gặp cú sốc thiếu nguồn cung

DẦU THÔ THẾ GIỚI
07:40 - 12/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng 12/4, do cảnh báo việc EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể dẫn tới cú sốc về nguồn cung dầu chưa từng có trong lịch sử của OPEC.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 12/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 95,02 USD/thùng, tăng 1,10 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 99,61 USD/thùng, tăng 1,13 USD/thùng trong phiên.

Trước đó, trong phiên giao dịch muộn ngày 11/4, giá dầu thô giảm mạnh khoảng 4%, với dầu thô Brent xuống dưới 100 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ chốt phiên ở mức thấp nhất kể từ ngày 25/2, một ngày sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine.

Chốt phiên giao dịch muộn ngày 11/4, giá dầu thô Brent giảm 4,2% xuống 98,48 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI giảm 4% xuống 94,29 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa thấp nhất của dầu Brent kể từ ngày 16/3.

Giá dầu ngày 12/4 quay đầu tăng trong bối cảnh thị trường dầu thô lại dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau cảnh báo của OPEC. Cụ thể, trong thông báo được gửi tới Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/4, Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cảnh báo các lệnh trừng phạt đã và sắp nhằm vào Nga có thể tạo ra một trong những cú sốc về nguồn cung lớn nhất trong lịch sử.

OPEC cũng nhận định khó có thể tìm cách thay thế sự thiếu hụt này, đồng thời cũng ám chỉ việc không tăng sản lượng. “Chúng tôi nhận thấy có khả năng sẽ mất khoảng hơn 7 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga do các lệnh trừng phạt hiện nay và sắp tới. Xem xét triển vọng nhu cầu hiện tại, khó có thể thay thế một sản lượng dầu lớn như vậy”, Tổng thư ký OPEC Mohamed Barkindo cho biết.

Ở một diễn biến khác, để bù đắp sự thiếu hụt dầu thô của Nga sau khi quốc gia này bị áp dụng các lệnh trừng phạt, các nước thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ xuất kho 60 triệu thùng dầu trong vòng 6 tháng tới, bên cạnh 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ mà Mỹ công bố trước đó.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS nhận định, việc giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược của chính phủ sẽ giảm bớt sự thắt chặt của thị trường trong những tháng tới, nhờ đó giảm nhu cầu tăng giá dầu để thúc đẩy nhu cầu trong ngắn hạn.

Bank of America duy trì dự báo giá dầu Brent ở mức trung bình 102 USD/thùng trong giai đoạn 2022 - 2023, trong khi Ngân hàng đầu tư Thụy Sỹ UBS hạ dự báo giá dầu Brent giao tháng 6 xuống 115 USD/thùng, giảm 10 USD.

Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết việc giải phóng dầu từ kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) tương đương 1,3 triệu thùng dầu/ngày trong 6 tháng tới, đủ để bù đắp sự thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày của nguồn cung dầu Nga.

Theo ông Robert Yawger của Mizuho, những đợt phát hành dầu đó có thể đưa giá WTI giao trong ngắn hạn xuống mức mức thấp hơn giá các hợp đồng có thời hạn dài hơn. Khi giá của hợp đồng tháng trước thấp hơn các tháng trong tương lai, thị trường đang ở tình trạng bù hoãn mua, theo Reuters.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ sớm lấy lại đà phục hồi khi việc phong toả, hạn chế đi lại ở các thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn của Trung Quốc được tháo gỡ.

Tuy nhiên, dầu thô cũng chịu áp lực giảm giá khi đồng USD tăng ngày thứ 8 liên tiếp so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ nhờ kỳ vọng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất thời gian tới. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,22% lên 99,968.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 12/4. Với những diễn biến trên thị trường dầu thô thời gian gần đây, trong kỳ điều hành này, giá xăng được dự báo có thể được điều chỉnh giảm tới 1.300 đồng/lít.

Hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:


Tin liên quan

Đọc tiếp