Doanh nghiệp đang phải “đi một bước, tính một bước”

DOANH NGHIỆP Việt nAM
21:25 - 20/10/2021
Chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản
0:00 / 0:00
0:00
Ông Trần Văn Phẩm, Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Stapimex chia sẻ, dịch bệnh tuy đã tạm lắng nhưng nguy cơ bùng phát hoàn toàn có thể xảy ra khiến doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn vì chưa thể đoán định được.

Quay trở lại với hoạt động sản xuất,kinh doanh sau vài tháng giãn cách xã hội, đứt gãy cung cầu, khó khăn trong chuỗi cung ứng, vận chuyển, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong bối cảnh bình thường mới.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Thuận Phước chia sẻ, đợt dịch vừa qua kéo dài hơn bốn tháng khiến doanh nghiệp cạn kiệt tài chính, đứt gãy dòng tiền và điều họ cần nhất bây giờ là ngân hàng bơm thêm “tín dụng” tạo nguồn vốn khôi phục sản xuất.

“Lúc này, các doanh nghiệp rất muốn khôi phục sản xuất để trả các đơn hàng đã ký cho đối tác, và giữ chân khách hàng nên rất cần nguồn vốn lãi suất thấp, nếu phải vay với lãi suất từ 7 - 8%/năm như hiện nay sẽ rất khó cho doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn này, Chính phủ, các bộ, ngành cần có chính sách tài khóa, tiền tệ mạnh mẽ hơn trước, còn nếu chỉ hỗ trợ lắt nhắt, không có nhiều ý nghĩa đối với doanh nghiệp”, ông Lĩnh đề xuất.

Còn theo ông Trần Văn Phẩm, Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), khi quay lại sản xuất trong điều kiện bình thường mới doanh nghiệp không chỉ khắc phục các sự cố trong thời gian dịch bệnh diễn ra, mà còn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng lại bất cứ lúc nào và nhiều vấn đề khác.

Việc Chính phủ đang cố gắng phủ đủ 2 mũi vaccine cho toàn dân. Tuy nhiên, việc tiêm 2 mũi không có nghĩa không mắc COVID-19 mà quan trọng là giảm tỷ lệ tử vong. Như vậy, độ phủ vaccine là quan trọng, ngoài ra còn phụ thuộc vào năng lực y tế. Mà hiện năng lực trị bệnh COVID-19 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn hạn chế.

Thêm nữa, hầu hết các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu điều vay đô la lãi suất lao động từ 2 - 3%/ năm, nếu được ngân hàng giảm lãi suất được thì sẽ tốt cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang đối mặt với nguồn nguyên liệu cạn kiệt, nhiều doanh nghiệp phải lấy hàng trong kho ra sản xuất dẫn đến sản lượng chế biến giảm. Các đơn hàng phục vụ Noel và Tết dương lịch cũng đã qua.

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng ở Việt Nam khiến các doanh nghiệp không giao hàng đúng lịch, đã gây lúng túng cho nhà nhập khẩu ở các thị trường lớn như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, … và thị trường các nước cũng có những diễn biến phức tạp nên chưa thể dự báo được.

Sau khi Việt Nam để xảy ra đợt dịch COVID-19 lần 4, nhiều nhà nhập khẩu đã đưa Việt Nam vào danh sách “những nhà cung cấp có rủi ro về dịch bệnh COVID” nên tỷ lệ mua hàng đã giảm xuống còn khoảng 30% - 40%.

Trong kinh doanh niềm tin về sự ổn định trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nên bây giờ lượng khách nhập hàng đến với Việt Nam đã giảm và đơn hàng cũng vơi đi. Mặc dù doanh nghiệp vẫn ký các hợp đồng mới nhưng là các đơn hàng nhỏ vì hợp đồng có đơn hàng lớn bây giờ ít có khách hàng nào chịu ký.

Hiện nay, lực lượng lao động về làm việc tại các nhà máy chưa có nhiều, vì có một số công nhân ở trong khu phong tỏa không đến được nhà máy, số khác không quay lại vì gia đình lo sợ bị nhiễm dịch bệnh. Đây là lĩnh vực cần rất nhiều lao động nên cũng là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp.

“Hiện nay dịch bệnh tuy đã tạm lắng nhưng nguy cơ bùng phát hoàn toàn có thể xảy ra khiến doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn vì chưa thể đoán định được thị trường, cần phải chờ thêm sáu tháng nữa xem tình hình như thế nào.

Trước những khó khăn trong nước cũng toàn cầu nên doanh nghiệp cứ ‘đi một bước, tính một bước’ chứ không thể đưa ra kế hoạch dài hạn như trước đây.

Sáu tháng đầu năm xuất khẩu rất tốt có những doanh nghiệp xuất khẩu vượt chỉ tiêu 20 - 30%, nhưng sáu tháng cuối năm xuất khẩu sụt giảm. Với tình hình này cộng dồn cả năm kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2021 có thể có tăng trưởng nhưng để làm đẹp con số thì rất khó”, ông Phẩm nhận định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.