Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

ĐẦU TƯ asean
14:04 - 03/04/2024
Thương hiệu Việt tham gia Thaifex Anuga Asia 2023, diễn ra tại Thái Lan.
Thương hiệu Việt tham gia Thaifex Anuga Asia 2023, diễn ra tại Thái Lan.
0:00 / 0:00
0:00
Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC cho thấy, khoảng 9/10 doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Ngân hàng HSBC Việt Nam ngày 3/4 công bố kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN", tổng hợp 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp với doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD. Số lượng doanh nghiệp tham gia chia đều cho 6 thị trường ASEAN lớn nhất: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát của HSBC thực hiện với những người có vai trò quyết định về tài chính doanh nghiệp tại 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực, ở hầu hết các thị trường ASEAN, hơn phân nửa người tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh.

Ngược lại, khoảng 9 trên 10 doanh nghiệp tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN.

Phát triển sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, sau đó là mở rộng ra ASEAN. 94% người được hỏi kỳ vọng hoạt động thương mại của họ trong nội khối ASEAN tăng trong năm 2024, với 27% kỳ vọng mức tăng cao hơn 30%.

Nguồn: Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC

Nguồn: Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC

Khảo sát cũng chỉ ra năng lực công nghệ trong nước và thách thức về chuỗi cung ứng là những rào cản hàng đầu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam khi tìm cách mở rộng ra thị trường ASEAN mới. Theo đó, HSBC nhấn mạnh sự cần thiết phải lập kế hoạch cẩn thận và tìm kiếm tư vấn chuyên môn khi đầu tư ra nước ngoài.

ASEAN là một khối thương mại năng động với mức tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu. Tổng GDP của cả khu vực đạt 3 nghìn tỷ USD. Đây cũng là thị trường Internet tăng trưởng nhanh nhất, đồng thời có mức độ kết nối số cao nhất thế giới.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc Toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam, cho biết, ASEAN là một trong những khối thương mại năng động và tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam tự hào có 16 FTA ký kết cùng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, một thị trường tiêu dùng tăng trưởng mạnh, một câu chuyện FDI ấn tượng và nền kinh tế số tăng trưởng.

Dữ liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam không chỉ tập trung vào tăng trưởng trong nước, mà còn đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN, cũng như phát triển kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư trong lĩnh vực công nghệ và số hóa, nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế số tại đây.

Ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc Toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, HSBC Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn vốn đầu tư nội khối ASEAN

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2023, vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân vốn FDI đã đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022.

Tính đến 20/12/2023, có 3.188 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 20,1 tỷ USD, lần lượt tăng 56,6% về số dự án và tăng 62,2% về số vốn đăng ký đầu tư so với cùng kỳ năm trước.

Theo ước tính của Mekong ASEAN, tính riêng khu vực ASEAN, năm 2023, có 536 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 4,277 tỷ USD, chiếm khoảng 11,7% tổng vốn đăng ký mới.

Lũy kế đến 20/12/2023, cả nước có 39.140 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 468,9 tỷ USD. Trong đó, số vốn FDI đăng ký khu vực ASEAN vào Việt Nam đạt 113,82 tỷ USD, chiếm khoảng 24,3% tổng vốn FDI.

Đọc tiếp