Đối tượng, nội dung trong giám sát thị trường BĐS và nhà ở xã hội

bđs QUỐC HỘI
09:41 - 18/08/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chiều 17/8, UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Trình bày báo cáo công tác triển khai, kế hoạch chi tiết và các đề cương báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, mục đích của giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được; tồn tại, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường bất động sản cũng như phát triển nhà ở xã hội.

Về nội dung giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản sẽ tập trung giám sát nhiều nội dung liên quan, bao gồm: Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản; công tác quy hoạch; tình hình hoạt động của doanh nghiệp bất động sản; việc triển khai các dự án bất động sản; việc sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; các loại hình bất động sản mới; tín dụng của thị trường bất động sản…

Đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội, tập trung giám sát các nội dung về: Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng cho biết, đối tượng giám sát là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Giám sát có phạm vi cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát. Ảnh: Quochoi

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát.

Ảnh: Quochoi

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, Đoàn giám sát đã xây dựng đề cương báo cáo giám sát một cách công phu, bao quát hết các nội dung trọng tâm.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, khi lựa chọn chuyên đề giám sát, đây là chuyên đề có tỷ lệ chọn cao nhất, cho thấy mức độ quan tâm của Quốc hội cũng như của cử tri và nhân dân cả nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay đang xem xét để thông qua 2 dự án luật có liên quan trực tiếp là Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi), gắn liền với đó là Luật Đất đai (sửa đổi). “Do đó trách nhiệm đối với cuộc giám sát này rất lớn”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý rút kinh nghiệm từ các cuộc giám sát trước đây khi quá thiên về toàn diện mà ít chú ý đến trọng tâm, trọng điểm hoặc xác định trọng tâm, trọng điểm chưa rõ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ các báo cáo tổng kết thi hành luật liên quan như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp về các dự án luật này.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các chuyên đề giám sát ngoài toàn diện còn phải có trọng tâm, trọng điểm, xác định trọng yếu, xác định rủi ro, những vấn đề then chốt bởi nếu không xác định sớm từ đầu thì sẽ “bơi trong một rừng số liệu”, trong khi thời gian chỉ có hạn. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các đoàn giám sát, các tổ công tác phải trả lời được, đồng thời phải gắn vào những khó khăn, vướng mắc hiện nay của thị trường nhà ở và vấn đề bất động sản, liên quan đến cả đất đai.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.