Đưa TTCK trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
19:26 - 21/11/2021
Đưa TTCK trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu
0:00 / 0:00
0:00
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến 30/9/2021, tổng quy mô TTCK Việt Nam đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương 133,83 % GDP với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch.

Cũng theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, số tài khoản nhà đầu tư đăng ký đã lên tới con số gần 4 triệu, số tài khoản mở mới riêng trong 9 tháng năm 2021 đã tăng 7% so với cả năm 2020.

Đại dịch và chứng khoán

Chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại.

Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), chỉ trong tháng 10/2021 đã có hơn 129.564 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước. Như vậy, trong tháng 10, mỗi ngày trung bình có gần 4.200 tài khoản chứng khoán mới của nhà đầu tư cá nhân được mở.

Các đại biểu tham dự cuộc toạ đàm mới đây của báo Đầu tư về "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản" đã cùng chia sẻ một quan điểm rằng, thanh khoản thị trường luôn đạt mức cao trong vài năm trở lại đây nhưng đặc biệt là trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, TTCK đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào vốn đầu tư xã hội với tổng lượng vốn huy động qua thị trường năm 2020 đạt trên 37% GDP.

Thúc đẩy thị trường, nghiên cứu phát triển sàn giao dịch cho các startup

Đề cập đến những vấn đề thúc đẩy thị trường phát triển trong giai đoạn tiếp theo, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, khung pháp lý là biểu tượng hết sức quan trọng cho sự phát triển nền tảng của thị trường.

Ông Sơn nhắc lại năm 2019, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khoán số 54 thực thi trong giai đoạn 2021-2025, triển khai 8 nhóm giải pháp về phát triển TTCK trong thời gian tới.

8 giải pháp đó gồm: Hoàn thiện cơ sở pháp lý; cơ cấu lại các cơ sở hàng hóa; cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư TTCK; cơ cấu lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán; cơ cấu lại tổ chức thị trường; nâng cao năng lực quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi; giải pháp nâng hạng và cuối cùng là tăng cường vai trò của các hội nghề nghiệp của TTCK.

Theo ông Sơn, đối với giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý trong giai đoạn 2020-2025, đầu tiên phải thực thi Luật chứng khoán số 54, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn luật đặc biệt tập trung vào công tác tuyên truyền để cho các nhà đầu tư, các chủ thể tham gia thị trường nắm vững về luật.

Đồng thời hoàn thiện thêm những khuôn khổ pháp lý cho phù hợp hơn với tình hình phát triển và những hoạt động mới của thị trường. Ông Sơn cũng cho rằng việc tăng cường nâng cao năng lực quản lý, giám sát thanh tra và cưỡng chế thực thi pháp lý là vô cùng quan trọng. Cần phải kiện toàn bộ máy chức năng, nhiệm vụ về công tác thanh tra, giám sát và xây dựng các tiêu chí tiêu chí giám sát một cách rõ ràng

Về đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường, cần tăng cung cổ phiếu, khuyến khích việc hình thành và doanh nghiệp thực hiện IPO. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm tạo cung hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm mới gắn với thị trường cổ phiếu ở cơ sở.

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ông Sơn cũng cho biết, có thể nghiên cứu để xây dựng thị trường dành cho các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo.

"Đây sẽ có thể là một chiến lược trong giai đoạn tới, tạo một sàn giao dịch cho những doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo", ông Sơn nói chiến lược này sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận được nguồn vốn từ TTCK.

Ảnh tác giả

Nghiên cứu xây dựng thị trường dành cho các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, các doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo. Đây có thể sẽ là một chiến lược trong giai đoạn tới, tạo một sàn giao dịch cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, giúp các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn vốn từ TTCK.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Phạm Hồng Sơn

Ông Sơn tin rằng giải pháp này có thể đem lại sự tăng trưởng thành công trong giai đoạn khởi nghiệp giúp cho các doanh nghiệp mới nổi cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể có bước đi nhanh hơn trong giai đoạn đầu và tăng cường cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư, huy động vốn, đồng thời cũng cung cấp cho thị trường chứng khoán các cổ phiếu tiềm năng để đáp ứng các tiêu chí theo chuẩn của niêm yết.

TTCK thực sự trở thành kênh dẫn vốn

Nói về tiêu chí để thị trường chứng khoán thay thế ngân hàng làm kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, thị trường chứng khoán phát triển ngày càng nhanh và trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Ông Thịnh lấy ví dụ như thị trường UPCoM thuộc HNX đã vận hành từ 2009, đến nay được 12 năm, thành quả cho thấy đây là thị trường tiềm năng và phát triển nhanh.

Sứ mệnh ra đời của UPCoM ban đầu là làm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp mới ra đăng kí trên sàn chứng khoán. Đến nay, không chỉ hoàn thành mục tiêu mà còn là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư với quy mô 1,5 triệu tỷ, 18,3% GDP năm 2020.

Đồng tình với ông Thịnh, bà Phạm Thị Thế, Cố vấn Hội đồng quản trị CTCP Xây dựng 1369 chia sẻ, kể từ khi CTCP Xây dựng 1369 lên sàn 5 năm trước với quy mô vốn huy động 50 tỷ đồng từ sàn chứng khoán, đến nay đã lên tới 600 tỷ đồng.

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán SHS

Ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán SHS

Cũng nêu ví dụ về tiềm năng dẫn vốn của TTCK, ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán SHS cho biết năm 2020 SHS đã huy động được hơn 470.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu, trái phiếu, năm 2021 đạt khoảng 300.000 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Về trái phiếu huy động, thực hiện qua SHS cũng đạt ấn tượng, 11 tháng 2021 công ty đã tư vấn thành công trái phiếu doanh nghiệp tổng giá trị gần 15.000 tỷ đồng, phát hành cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, trải dài tất cả các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ…

Tin liên quan

Đọc tiếp