Fitch Ratings nâng xếp hạng cho 8 ngân hàng tại Việt Nam

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:31 - 15/12/2023
Ảnh: Sơn Quách - Mekong ASEAN
Ảnh: Sơn Quách - Mekong ASEAN
0:00 / 0:00
0:00
Động thái này được đưa ra ngày 14/12 sau khi hãng xếp hạng Fitch Ratings nâng mức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB lên BB+ và đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam.

Nhóm 8 ngân hàng tại Việt Nam vừa được Fitch Ratings thông báo nâng hạng gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank, ACB, MB, HSBC Việt Nam, ANZ Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam. Trước đó, Fitch Ratings cũng nâng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Việt Nam từ mức 'BB' lên 'BB+', với triển vọng ổn định vào ngày 8/12.

Với Vietcombank, VietinBank và Agribank, Fitch Ratings đã đồng loạt nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của các ngân hàng này từ mức 'BB' lên 'BB+' và xếp hạng hỗ trợ của Chính phủ từ 'bb' lên mức 'bb+'. Triển vọng IDR ổn định.

Với MB, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) từ mức 'BB-' lên 'BB' và xếp hạng Hỗ trợ Chính phủ (GSR) từ 'bb-' lên 'bb '. Triển vọng IDR ổn định.

Đồng thời, Fitch Ratings cũng duy trì xếp hạng sức mạnh tín dụng độc lập (Viability Rating - VR) của MB ở mức 'b+'.

Với ACB, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng Hỗ trợ Chính phủ (GSR) từ mức 'b+' lên 'bb-'.

Đồng thời, cơ quan này duy trì xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của ACB ở mức 'BB-' và xếp hạng sức mạnh tín dụng độc lập (Viability Rating - VR) ở mức 'bb-'. Triển vọng ổn định.

Việc nâng hạng loạt ngân hàng này phản ánh quan điểm của Fitch Ratings về khả năng cải thiện của Nhà nước trong việc hỗ trợ ngân hàng trong những thời điểm cần thiết, thể hiện qua việc nâng hạng của Việt Nam ngày 8/12.

Với 3 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC Việt Nam, ANZ Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam, Fitch Ratings đều nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) từ 'BB' lên 'BB+' và xếp hạng nợ trong nước dài hạn từ mức 'BBB-' lên 'BBB'. Triển vọng về IDR dài hạn là ổn định.

Đồng thời, Fitch đã nâng xếp hạng IDR nội tệ ngắn hạn của các ngân hàng này lên 'F2' từ mức 'F3' và xếp hạng hỗ trợ từ ngân hàng mẹ (SSR) lên 'bb+' từ mức 'bb'.

Như Mekong ASEAN đã đưa tin, ngày 8/12, Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ BB lên mức BB+ với triển vọng "ổn định"; nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn và trần đánh giá tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ BB lên BB+. Trong đó, triển vọng của xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn ở mức "ổn định".

Hành động này phản ánh đánh giá tích cực hơn của Fitch về triển vọng tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam. Triển vọng trên được củng cố bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, qua đó thúc đẩy những cải thiện bền vững về cơ cấu tín dụng.

Theo đánh giá của Fitch Ratings, những trở ngại kinh tế trong ngắn hạn do căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, nhu cầu quốc tế suy yếu… khó có thể ảnh hưởng đến triển vọng vĩ mô trung hạn. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ được kỳ vọng đủ sức để kiềm chế rủi ro trong ngắn hạn.

Cơ quan này cũng dự báo tăng trưởng trung hạn của Việt Nam vào khoảng 7%/năm.

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.