"Gói hỗ trợ phải có chọn lọc kỹ càng, tính đến hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra"

Cần hiểu rằng cứu doanh nghiệp cũng là lo cho người lao động, cho họ sinh kế, việc làm và thu nhập, qua đó đỡ đi gánh nặng của Nhà nước về vấn đề an sinh xã hội, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.

"Gói hỗ trợ phải có chọn lọc kỹ càng, tính đến hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra"

Dịch COVID-19 đặt nền kinh tế Việt Nam trước thách thức chưa từng có tiền lệ khi tăng trưởng GDP năm 2020 và 2021 chỉ lần lượt đạt 2,91% và 2,58%, cũng đồng thời đặt dấu hỏi vào tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch phát triển 2021-2025.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng khi chia sẻ về các phản ứng chính sách cần thiết để hỗ trợ phục hồi kinh tế, đã từng nói: “Kinh nghiệm quốc tế, khuyến nghị của các chuyên gia, tổ chức quốc tế đều cho rằng, Việt Nam cần phải xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, để không “lỡ nhịp” khi bước vào trạng thái bình thường mới”.

Trước khi Quốc hội đưa ra những quyết sách tại kỳ họp bất thường ngày 4/11 tới đây về chương trình và các giải pháp phục hồi ứng phó với những tác động tệ hại của đại dịch, MEKONG ASEAN đã có cuộc trò chuyện với bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xung quanh vấn đề phục hồi khu vực doanh nghiệp như thế nào, đâu là động lực cần thiết và những tác động lan toả có thể có của cuộc "giải cứu" này.

MEKONG ASEAN: Nếu ví Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội quy mô lớn chưa từng có sắp tới là một động lực quan trọng tiếp lực cho đà phục hồi phát triển bền vững, thì "ngòi nổ" lớn nhất của động cơ sẽ nằm ở đâu, thưa bà?

Ảnh tác giả

"Cùng với vấn đề đầu tư công thì việc làm thế nào khai thác động lực doanh nghiệp, phát triển tối đa nội lực doanh nghiệp Việt Nam trong cả khu vực công và tư sẽ là chìa khóa then chốt cho phục hồi bền vững".

Bà Phạm Chi Lan

Bà Phạm Chi Lan: Nhìn chung, trong Chương trình phục hồi, Chính phủ và Quốc hội bàn rất nhiều đến các gói, các khoản tiền, nguồn huy động tiền. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cùng với vấn đề đầu tư công thì việc làm thế nào khai thác động lực doanh nghiệp, phát triển tối đa nội lực doanh nghiệp Việt Nam trong cả khu vực công và tư sẽ là chìa khóa then chốt cho phục hồi bền vững.

Suy cho cùng, phục hồi kinh tế trước hết là phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của đất nước, đồng nghĩa phải tập trung cao độ vào động lực phát triển doanh nghiệp. Trong đó, cái đáng để quan tâm thúc đẩy là phần đóng góp trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế chứ không phải động lực đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần hiểu rằng cứu doanh nghiệp tức là lo cho người lao động, cho họ sinh kế, việc làm và thu nhập, qua đó đỡ đi gánh nặng của nhà nước về vấn đề an sinh xã hội. Đây chính là nguyên lý cho người lao động “cần câu”, Nhà nước không trực tiếp hỗ trợ tiền mặt mà phân bổ nguồn lực gián tiếp qua doanh nghiệp.

Ảnh tác giả

"Cứu doanh nghiệp cũng là lo cho người lao động, cho họ sinh kế, việc làm và thu nhập, qua đó đỡ đi gánh nặng của Nhà nước về vấn đề an sinh xã hội. Đây chính là nguyên lý cho người lao động “cần câu”."

Bà Phạm Chi Lan

MEKONG ASEAN: Bà có thể cho biết cụ thể hơn quan điểm của bà về phương hướng phục hồi khu vực doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện tại?

Bà Phạm Chi Lan: Ở nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ sử dụng nguồn lực ở khu vực này do đó cũng lớn. Vì vậy, chỉ khi doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả thì hiệu quả toàn nền kinh tế mới tăng lên được. Doanh nghiệp quốc doanh cần tiếp tục cải thiện làm sao hiệu quả hoạt động cao hơn, giảm bớt gánh nặng nợ đi.

Nhưng đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân phải thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Suy cho cùng, hiệu quả kinh tế lớn nhất trước hết đến từ khu vực tư nhân.

Ở các nước người ta đã chứng minh rồi, giá trị của kinh tế thị trường phải thể hiện ở tính cạnh tranh và độ hiệu quả. Trong cả 2 yếu tố này, bao giờ khu vực tư cũng làm tốt hơn khu vực công bởi tư nhân làm gì cũng đi kèm động lực lợi nhuận, có lợi họ mới làm, không có lợi thì họ không làm. Còn khu vực công phần nào đó phải cõng những công việc chung của quốc gia, nên tính hiệu quả có thể không bằng.

Phục hồi khu vực doanh nghiệp cần đạt được tính tổng thể, toàn diện. Có như thế, ta mới có nền tảng phục hồi bền vững được.

MEKONG ASEAN: Trong năm 2021, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay lại hoạt động ước đạt 173.593 doanh nghiệp, chỉ thấp hơn khoảng 3% so với năm 2020 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ trong quý IV. Trước những con số lạc quan như vậy, bà đánh giá ra sao về triển vọng của khu vực doanh nghiệp khi Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội tới đây đi vào thực tiễn?

Bà Phạm Chi Lan: Cần xác định lần phục hồi tới đây không phải khôi phục y xì về mức cũ, mà đặt mục tiêu phục hồi trên nền tảng mới cao hơn trước. Phục hồi không chỉ về lượng, mà còn về chất.

Do đó, tôi mong trong phân bổ nguồn lực Chương trình phục hồi thời gian tới chú trọng cho những cái mới chứ không phải phục hồi cái cũ. Cái nào cần và đáng phục hồi thì ta phục hồi, cái nào không đáng thì bỏ đi để mà tạo nền tảng mới cho phát triển.

Phải tập trung vào các yêu cầu mới như chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào các ngành khác nhau để nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng toàn nền kinh tế nói chung.

Ảnh tác giả

"Phục hồi tới đây không phải khôi phục y xì về mức cũ, mà phục hồi trên nền tảng mới cao hơn trước. Phục hồi không chỉ về lượng, mà còn về chất. Cái nào cũ, lạc hậu thì phải sẵn sàng cắt bỏ đi, không cần phục hồi về nữa. Cũng như trong cơ thể mà có tế bào bệnh thì phải loại bỏ để tế bào mới phát triển, tăng sức lực lên."

Bà Phạm Chi Lan

MEKONG ASEAN: Có quan điểm cho rằng đối với gói phục hồi kinh tế, phần an sinh cần tập trung cho những người yếu thế nhất, nhưng phần kinh tế thì nên tập trung cho những doanh nghiệp khỏe nhất, có khả năng làm ra nhiều của cải cho xã hội nhất. Ý kiến của bà ra sao?

Bà Phạm Chi Lan: Trong phục hồi doanh nghiệp, cần quan tâm tới cả hai lực lượng, thậm chí tôi cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được quan tâm đúng mực hơn. Không thể chỉ tập trung vào doanh nghiệp khỏe nhất, bởi dù sao thì những doanh nghiệp lớn mạnh bản thân họ đã có sức chống đỡ tốt hơn rồi.

Trong nền kinh tế, 98% doanh nghiệp là nhỏ và vừa. 98% này đóng góp cho an sinh nhiều lắm chứ. Khoảng 70-80% lao động trong nền kinh tế đang làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ đâu phải doanh nghiệp lớn mạnh hay khu vực FDI.

Xưa nay, phân bổ nguồn lực của nền kinh tế vẫn chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn lực cao hơn. Dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt nhiều vấn đề khó khăn nhưng họ chỉ được tiếp cận nguồn lực hạn chế thôi.

Nhìn vào đất đai thì rất rõ: những mảnh đất có giá trị thương mại cao nhất đã về tay doanh nghiệp lớn. Hầm mỏ cũng vậy, quyền khai thác tài nguyên chủ yếu nằm trong tay doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn. Ngay cả nguồn lực tài chính, tín dụng ngân hàng hay các nguồn vốn đầu tư thì doanh nghiệp càng lớn, càng mạnh càng dễ tiếp cận hơn. Xưa nay họ có thiệt thòi đâu!

Nói chung, có nhiều ý kiến cho rằng cần chú trọng phục hồi doanh nghiệp lớn để dẫn dắt nền kinh tế. Bản thân tôi cũng ủng hộ các doanh nghiệp lớn, cũng mong có nhiều doanh nghiệp lớn hơn. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên tính đến phân bổ công bằng nguồn lực chứ không phải ông nào lớn thì hưởng nhiều.

Ảnh tác giả

"Nên tính đến phân bổ công bằng nguồn lực chứ không phải ông nào lớn thì hưởng nhiều."

Bà Phạm Chi Lan

MEKONG ASEAN: Phương án “công bằng” trong phân bổ nguồn lực doanh nghiệp mà bà nhắc đến cụ thể ra sao, thưa bà? Chắc hẳn không phải cào bằng tất cả?

Bà Phạm Chi Lan: Phân bổ nguồn lực công bằng ở đây là xem xét công bằng dựa trên các tiêu chí như nguồn lực được doanh nghiệp sử dụng ra sao, lĩnh vực nào đáng để hỗ trợ.

Doanh nghiệp lớn nếu có hỗ trợ thì chỉ hỗ trợ những doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực thực sự khó khăn, hoặc lĩnh vực kinh tế mang tính đột phá như công nghệ mà bản thân nguồn lực doanh nghiệp không làm nổi.

Bởi vì nhìn chung đầu tư cho công nghệ thực sự rủi ro rất nhiều và chi phí rất lớn. Như ở các nước giàu có, chẳng hạn Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, chính phủ các nước sẵn sàng đầu tư một phần để chia sẻ rủi ro khi doanh nghiệp rót tiền nghiên cứu sản phẩm công nghệ cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ đặc biệt rất cần ưu tiên nguồn lực hỗ trợ. Lâu nay, doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tín dụng, nguồn lực rất hạn chế, đây là vấn đề dễ thấy.

Tôi cho rằng lâu nay chúng ta hơi bỏ quên doanh nghiệp vừa. Trong các ngành công nghiệp phụ trợ thì phải là doanh nghiệp quy mô vừa trở lên mới làm được hiệu quả, mới đủ sức đầu tư, đủ trình độ để quản trị và đủ vị thế để liên kết với các doanh nghiệp lớn, làm ra các sản phẩm phụ trợ cung cấp cho doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp FDI.

Khi ta hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ tham gia vào cùng chuỗi cung ứng với doanh nghiệp lớn trong nước thì đó cũng là một cách gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp lớn rồi.

MEKONG ASEAN: Có lo ngại gói hỗ trợ phục hồi lớn có thể kéo theo hiện tượng doanh nghiệp zombie hay nguy cơ doanh nghiệp đưa vốn sang các kênh đầu tư bất động sản, chứng khoán thay vì đầu tư sản xuất kinh doanh. Làm thế nào để hạn chế tình trạng này, thưa bà?

Bà Phạm Chi Lan: Về hiện tượng doanh nghiệp zombie thì tôi nói rồi, có những doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tê liệt rồi, không thể hoạt động nữa rồi, ta phải chấp nhận và sẵn sàng để nó chết. Chỉ khi doanh nghiệp có triển vọng phục hồi hoặc chuyển hướng sang ngành khác chứng minh được hiệu quả thì ta mới hoan nghênh, mới hỗ trợ.

Còn về câu chuyện doanh nghiệp đưa vốn vào các kênh đầu tư như bất động sản, cái đó đã quá nhiều rồi. Nó gây nguy cơ bong bóng bất động sản, thổi giá bất động sản lên cao quá đáng và làm giảm đáng kể nguồn lực mà đáng lẽ doanh nghiệp dùng nó để đầu tư cho các ngành công nghiệp, sản xuất kinh doanh. Do đó, hỗ trợ phải có chọn lọc kỹ càng. Nếu doanh nghiệp nào dù lớn nhưng chỉ chuyên đầu tư kinh doanh bất động sản thì đề nghị cắt hết hỗ trợ, áp thuế bất động sản để thu lại phần doanh nghiệp hưởng chênh lệch lâu nay.

Ảnh tác giả

"Dù hỗ trợ doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ thì đều cần phải tính đến hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra."

Bà Phạm Chi Lan

MEKONG ASEAN: Trân trọng cảm ơn bà!

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Muốn làm đổi mới sáng tạo phải có cơ chế đặc thù

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh 3 đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần phải lấy khoa học công nghệ, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để đột phá phát triển. Đây là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác và cơ hội nào khác.
Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Để chứng khoán Việt Nam thu hút mạnh hơn dòng vốn ngoại

Theo chuyên gia JICA, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đưa sầu riêng thành sản phẩm quốc gia

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

'Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu thu hút các doanh nghiệp Đài Loan'

Đây là nhận định của nhóm chuyên gia HSBC tại báo cáo nghiên cứu về hành lang thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) với tiêu đề "Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam".
Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Chuyên gia chỉ cách kiếm tiền ổn định từ thị trường chứng khoán và 'yên tâm đi ngủ'

Vì ham mức lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi chạy theo những "cơn sóng" của thị trường chứng khoán. Theo chuyên gia, cách đầu tư an toàn và sinh lời bền vững chính là tích sản.
Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Kinh nghiệm từ các quốc gia trong việc thực thi EUDR

Ngày 30/7, Bộ NN&PTNT và UNDP phối hợp tổ chức hội thảo kỹ thuật về “Rà soát mức độ sẵn sàng thực hiện EUDR của ngành cà phê và gỗ ở Việt Nam”.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

Kỳ vọng đại biểu chất vấn vấn đề nổi cộm, tư lệnh ngành không vòng vo

ĐBQH cho rằng 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này rất sát thực tiễn, với những nội dung liên quan được cử tri, người dân quan tâm như thi hành sớm Luật Đất đai năm 2024; kiểm toán các cơ quan, doanh nghiệp; xâm nhập mặn vùng ĐBSCL...
'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

'Không thể đổ cho cơ chế, vì cơ chế cũng là do con người làm ra'

Các đại biểu đề xuất sớm có chính sách tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để giải quyết vấn đề vướng mắc bấy lâu nay, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Chuyên gia đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến hết năm 2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu khai thác tốt những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, liên kết vùng, cải cách thể chế kinh tế, năng suất lao động... GDP có thể tăng thêm từ 0,9 - 1,4 điểm phần trăm.
Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Vàng miếng sắp hết độc quyền?

Định hướng quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.
Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

Đại biểu Quốc hội: Đổi mới sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách

"Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động lực để sáng tạo đổi mới, mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm", đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu.
Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Điểm nhấn Kỳ họp thứ 6: Thông suốt, hiệu quả, năng động và thẳng thắn

Quốc hội đã khép lại Kỳ họp thứ 6 với khối lượng công việc lớn, thảo luận, cho ý kiến, thông qua nhiều quyết sách quan trọng. Các đại biểu đều kỳ vọng sự thành công của kỳ họp sẽ là tiền đề để đất nước bước vào năm 2024 với hào khí mới, xung lực mới.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Kiến nghị đưa dạy thêm, học thêm vào nghề kinh doanh có điều kiện

Nếu bác sĩ có thể mở phòng khám tư sau giờ hành chính và nhiều người ở các ngành nghề khác có thể "bôn ba" ngoài giờ làm việc để tăng thu nhập thì nhà giáo dạy thêm là quyền lợi chính đáng.
'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

'Chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có trọng tâm'

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Văn hoá tranh luận về phim Đất rừng phương Nam

Theo đại biểu, các vấn đề dư luật đặt ra là những vấn đề chính đáng và cơ quan quản lý phải quan tâm để có chính sách phù hợp.
Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rất cần chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn ban đầu nhưng khi có hành lang pháp lý đầy đủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ vận hành trơn tru, về đích đúng kỳ vọng.
Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Gỡ vướng dự án BOT, đại biểu Quốc hội lo ngại những hệ lụy

Tại Nghị quyết số 62, Quốc hội giao nhiệm vụ Bộ GTVT trong năm 2022 phải giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí dự án BOT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn để xóa 'quy hoạch treo'

Bộ Xây dựng đang xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT: Cần có chương trình quốc gia xử lý các dòng sông chết

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh cho rằng cần có chương trình mục tiêu quốc gia để xử lý những dòng sông chết và các đơn vị xả thải phải đóng góp nguồn lực.
'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

'Hơi thở của doanh nghiệp bây giờ sâu sắc hơn rất nhiều'

Các doanh nghiệp đã ý thức tốt hơn trong việc đặt ra chiến lược, phát triển mang tính dài hơi, bền vững cho sự nghiệp của mình.
Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Tăng trưởng kinh tế ‘chạy đà’ hướng đến mục tiêu GDP 6,5%

Kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh bề bộn khó khăn. Tuy vậy, nhìn về triển vọng cuối năm, các động lực tăng trưởng chính đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi.
ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

ĐBQH: Cần xác định nhà là để ở, không phải để đầu cơ

Theo đại biểu, cần có chính sách lớn về nhà ở đầu tiên nhằm ưu đãi những người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với ngôi nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Chuyên gia: Hạ lãi suất rất quan trọng nhưng không phải liều thuốc vạn năng

Các chuyên gia đồng thuận việc hạ lãi suất rất quan trọng nhưng đây không phải liều thuốc vạn năng, cần kết hợp với nhiều chính sách khác như kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư công... để tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn.
Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

Chính sách tiền tệ chuyển sang 'linh hoạt, nới lỏng' để hỗ trợ phục hồi, tăng trưởng

TS. Cấn Văn Lực đánh giá, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chính sách tiền tệ sang trạng thái "linh hoạt, nới lỏng" thời điểm này là chỉ đạo phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.
'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

'Cải cách thể chế quan trọng hơn chính sách tài khoá và tiền tệ ngắn hạn'

Theo ông Phan Đức Hiếu, cải cách thể chế thậm chí còn quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn, không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh.
Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế đang dần hình thành

Các tổ chức đánh giá quỹ đạo phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang dần hình thành sau nửa đầu năm 2023. Tăng trưởng GDP sẽ tăng dần trong nửa cuối năm 2023, trước khi tăng tốc vào năm 2024.
Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Để về đích, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng hơn 9% trong 6 tháng cuối năm

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5%, thì 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng hơn 9%, đây là một thách thức tương đối lớn.
Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Chuyện của những người làm truyền thông chính sách

Theo Tổng Giám đốc CTTĐT Chính phủ Nguyễn Hồng Sâm, thông tin chính sách phải đi trước, đi nhanh, đi bằng nhiều con đường thì mới cạnh tranh được với sự xâm thực của các thông tin sai, xấu độc; tạo niềm tin và sự đồng thuận trong xã hội.
Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Cần có cơ chế đi trước để TP HCM thực sự là đầu tàu đa chức năng của cả nước

Đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh, TP HCM là đô thị loại đặc biệt, không chỉ là cơ chế đặc thù, mà cần phải có cơ chế đặc biệt; không chỉ vượt trội mà cần đi trước để thành phố thực sự là đầu tàu đa chức năng của đất nước.
Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Có bao nhiêu đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nước được ứng dụng?

Trong phiên chất vấn dành cho Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt sáng 7/6, câu hỏi có bao nhiêu đề tài sử dụng ngân sách Nhà nước đã được ứng dụng được các đại biểu Quốc hội nêu ra.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Đại biểu Quốc hội: Chỉ truyền thông chính sách là chưa đủ

Theo đại biểu Quốc hội, để chính sách phù hợp, gắn liền với cuộc sống thực tế thì bên cạnh việc đưa tin và truyền thông chính sách còn phải thực hiện phê bình chính sách.
Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Đại biểu đề nghị Bộ Công an làm rõ sai phạm trong hoạt động bảo hiểm

Theo đại biểu Quốc hội, khi một bên là công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với một bên là người mua không chuyên nghiệp trong khi không ít tư vấn viên chưa đủ tâm đủ tầm, thì việc đẩy hết trách nhiệm cho phía người mua là không hợp lý cả về lý lẫn tình.
Xem thêm