IFC chi 6 tỷ USD ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu

IFC Tài trợ
12:01 - 04/10/2022
IFC đã khởi động một nền tảng tài trợ trị giá 6 tỷ USD vào ngày 3/10.
IFC đã khởi động một nền tảng tài trợ trị giá 6 tỷ USD vào ngày 3/10.
0:00 / 0:00
0:00
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới, vừa ra mắt nền tảng tài trợ để ứng phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và xây dựng hệ thống thực phẩm có khả năng phục hồi.

Để đối phó với mức độ gia tăng của tình trạng mất an ninh lương thực tại một số nơi hiện nay, IFC đã khởi động một nền tảng tài trợ trị giá 6 tỷ USD vào ngày 3/10. Chương trình nhằm tăng cường khả năng của khu vực tư nhân trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng và giúp hỗ trợ sản xuất lương thực.

IFC cho biết, ngân sách 6 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ các công ty khu vực tư nhân trong chuỗi giá trị thực phẩm. Hình thức hỗ trợ được tiến hành bằng cách tận dụng chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, sản xuất, cơ sở hạ tầng và công nghệ của IFC, cũng như lĩnh vực tài chính và tài trợ thương mại.

“Khu vực tư nhân có vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực và tạo ra các giải pháp lâu dài. Bằng cách tăng cường chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng mọi người được tiếp cận và có sản xuất thực phẩm với giá cả phải chăng, sáng kiến ​​này sẽ góp phần xây dựng hệ thống lương thực có khả năng phục hồi ở những vùng dễ bị tổn thương nhất ”, Giám đốc điều hành IFC Makhtar Diop cho biết.

Theo IFC, cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay và sự phục hồi không đồng đều từ đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng mức độ đói kém và suy dinh dưỡng trên toàn cầu. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn bởi biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết trở nên khắc nghiệt, gây thiệt hại cho mùa màng và giảm sản lượng.

Một phần tài chính cốt lõi sẽ được cung cấp thông qua nền tảng an ninh Lương thực toàn cầu, nhằm hỗ trợ sản xuất bền vững và cung cấp nguồn dự trữ lương thực cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về lương thực.

Hỗ trợ của IFC là cơ sở tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa lương thực, cung cấp đầu vào cho nông dân, hỗ trợ sản xuất hiệu quả ở các nước xuất khẩu bao gồm cả Ukraine và phân phối hiệu quả các sản phẩm lương thực ở các nước nhập khẩu.

Nguồn tài chính của IFC cũng sẽ tập trung vào các hành động dài hạn nhằm cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống lương thực toàn cầu và giảm thiểu tác động của khí hậu. Trong đó bao gồm đầu tư vào tăng cường sản xuất cây trồng hiệu quả; cải thiện khả năng tiếp cận phân bón, xanh hóa việc sản xuất và sử dụng phân bón; giảm mất mùa và lãng phí thực phẩm, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng và giảm thiểu tắc nghẽn cơ sở hạ tầng.

Nền tảng của IFC là một phần bổ sung cho cam kết 30 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới để ứng phó với cuộc khủng hoảng lương thực. IFC cũng đang đẩy mạnh các cam kết với các đối tác khác, bao gồm các tổ chức tài chính phát triển, quỹ, ngân hàng cũng như một loạt các công ty tư nhân, nhằm huy động hành động tập thể để giải quyết các thách thức an ninh lương thực toàn cầu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Chủ tịch EuroCham Dominik Meichle. Ảnh: Bosch Vietnam

Chân dung tân Chủ tịch EuroCham

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) mới công bố Hội đồng quản trị năm 2024 và bổ nhiệm ông Dominik Meichle, Tổng Giám đốc điều hành của Bosch Việt Nam, làm tân chủ tịch.