Khi nào Việt Nam có thể tạm ổn định 'hộ chiếu vaccine'?

Y Tế Việt nAM
11:30 - 11/09/2021
Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: The Regulatory Review
Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: The Regulatory Review
0:00 / 0:00
0:00
Đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số tiêm chủng sẽ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tạm ổn định "hộ chiếu vaccine" ngừa COVID-19.

“Hộ chiếu Vaccine” là chính sách được đánh giá cao trong việc tái phục hồi nền kinh tế được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam. Hộ chiếu vaccine có thể ở dạng giấy chứng nhận hoặc dạng thẻ, app công nghệ… nhằm cung cấp thông tin xác thực có thể được sử dụng để chứng minh rằng một người đã tiêm đủ hai mũi vaccine phòng, chống COVID-19 theo đúng quy định của nhà sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước.

Để có thể áp dụng “hộ chiếu vaccine”, Việt Nam cần đạt được miễn dịch cộng đồng trong cả nước, nghĩa là 70% dân số được tiêm chủng. Khi áp dụng “hộ chiếu vaccine”, cần phải lưu ý, xem xét và có những thông tin hết sức đầy đủ về điều kiện cần và đủ để áp dụng, triển khai đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tính đến hiện nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vaccine. Đến ngày 11/9, Việt Nam đã nhận được 34.211.620 liều vaccine COVID-19, tương đương 22,8% trong tổng số 150 triệu liều của mục tiêu ban đầu đề ra.

Với mục tiêu đề ra là 150 triệu liều tiêm phòng cho 70% dân số (người trưởng thành), Việt Nam cần tối thiểu hơn 116 triệu liều vaccine nữa để hoàn thành miễn dịch cộng đồng. Đây là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta tạm ổn định “hộ chiếu vaccine”.

Có thể nói khả năng áp dụng “hộ chiếu vaccine” của Việt Nam không còn quá xa, khi các cam kết, hợp đồng ký kết vaccine của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã đạt 105 triệu liều. Dự kiến tháng 9,10 sẽ có khoảng 30 triệu liều vaccine tiếp tục về Việt Nam và con số này sẽ không ngừng tăng cao trong quý IV.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trên 18 tuổi, diễn ra từ tháng 07/2021, đến nay đã có hơn 27 triệu liều vaccine được tiêm trong tổng số hơn 34 triệu liều hiện có. Trong đó, có hơn 4.3 triệu người đã hoàn thành cả 2 mũi tiêm.

Khi nào Việt Nam có thể tạm ổn định "hộ chiếu vaccine"?. Ảnh minh họa

Khi nào Việt Nam có thể tạm ổn định "hộ chiếu vaccine"?. Ảnh minh họa

Toàn cảnh số lượng vaccine Việt Nam đạt được cam kết trong năm 2021

Bên cạnh việc đạt được cam kết 38,9 triệu liều vaccine do COVAX tài trợ, Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã tích cực vận động Chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vaccine cho Việt Nam và đẩy sớm thời gian chuyển giao vaccine đưa kết quả dự kiến đạt khoảng 105 triệu liều.

Cụ thể, nguồn do COVAX tài trợ là 38,9 triệu liều. Nguồn từ các hợp đồng ký kết bao gồm: 30 triệu liều AstraZeneca ký hợp đồng với Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC), 31 triệu liều Pfizer ký với Chính phủ, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho công ty Zuellig Pharma Việt Nam và đang đàm phán mua 55 triệu liều (40 triệu liều Sputnik-V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và 15 triệu liều Covaxin do Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ).

Đáng chú ý, công tác ngoại giao vaccine đã đạt được một số kết quả cụ thể. Mới đây, Chương trình COVAX chính thức phân bổ tiếp cho Việt Nam 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech trong khoảng từ tháng 07 đến tháng 09/2021 (sau khi đã chuyển khoảng 4,5 triệu liều đến nay); cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo; Đặc biệt: COVAX cũng sẽ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực.

Chính phủ Mỹ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vaccine Moderna trong tổng số 80 triệu liều Hoa Kỳ cam kết chia sẻ với các nước thông qua cơ chế COVAX; đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vaccine.

Anh cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vaccine Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương; sẵn sàng trao đổi với AstraZeneca về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vaccine.

Australia cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vaccine thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine AstraZeneca (1 triệu liều đã giao ngày 16/06, 400.000 liều giao ngày 02/07, 600.000 liều giao ngày 09/07); viện trợ thêm 1 triệu liều trong thời gian tới (dự kiến chuyển vào ngày 16/07); sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao và bán công nghệ sản xuất vaccine.

Tính đến 01/09/2021, Việt Nam đã nhận được tổng 10.168.660 liều vaccine AstraZeneca từ các nguồn.

Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vaccine Sputnik-V (16/03).

Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm (ngày 20/06). Con số này đến hiện nay ghi nhận 5,7 triệu liều sau ngày khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thăm và làm việc tại Việt Nam và tuyên bố sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm nay (ngày 10/09).

UNICEF viện trợ Dự án "Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Việt Nam năm 2021-2023", trong đó viện trợ 1.910 tủ lạnh bảo quản vaccine công suất lớn; huy động 10 triệu USD để thực hiện dự án (trong đó, Nhật Bản hỗ trợ 2 triệu USD; Australia hỗ trợ 8 triệu USD).

Hàn Quốc hỗ trợ 30 triệu xi lanh tiêm tương đương khoảng 2,5 triệu USD.

Chính quyền và nhân dân một số bang của Đức gửi tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh COVID-19…

Dự kiến cuối năm 2021 đến đầu năm 2022 Việt Nam sẽ cố gắng đạt mục tiêu hơn 70% dân số tiêm vaccine, đạt miễn dịch cộng đồng, tạo điều kiện tiên quyết áp dụng “hộ chiếu vaccine”, đẩy nhanh quá trình tái phục hồi nền kinh tế.

Tin liên quan

Đọc tiếp