Quảng Ngãi nâng cao kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số bằng phát triển năng lực số

quảng ngãi KInh tế số
22:35 - 24/10/2023
Các đại biểu tham gia Tuần lễ chuyển đổi số do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hồi tháng 9/2023. Ảnh: VGP
Các đại biểu tham gia Tuần lễ chuyển đổi số do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hồi tháng 9/2023. Ảnh: VGP
0:00 / 0:00
0:00
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 168/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch được đề ra với mục đích đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (Chương trình) trong toàn bộ hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng hợp, báo cáo, truyền thông và giám sát, đánh giá.

Đồng thời, minh bạch hóa, tạo môi trường tiếp cận nhằm tăng cường sự tham gia, giám sát chủ động của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương. Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá Chương trình. Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi hướng đến 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá.

100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống.

100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được cung cấp thông tin về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai môi trường mạng.

Thiết lập và công bố các dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho tổ chức, người dân.

Quảng Ngãi vừa tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số vào tháng 9/2023. Ảnh: VGP

Quảng Ngãi vừa tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số vào tháng 9/2023. Ảnh: VGP

Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh…).

100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số.

Các cơ quan Thường trực Chương trình cấp tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến.

Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số. 100% các hệ thống thông tin thuộc Kế hoạch được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng.

Các đơn vị thực hiện Kế hoạch bao gồm Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, Sở Thông tin & truyền thông, Sở Tài chính; các sở ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình; UBND các huyện thực hiện Chương trình.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được các cấp bố trí, đảm bảo từ Chương trình. Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện ở các cấp được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình của các cấp được giao hàng năm. UBND các huyện liên quan chủ động động bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

5 nội dung chính của Kế hoạch

Theo Kế hoạch, các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn, yêu cầu của Ủy ban Dân tộc trong thực hiện hệ thống thông tin báo cáo phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Các sở, ngành, Mặt trận Tổ trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình thực hiện phối hợp triển khai Cổng thông tin thành phần theo yêu cầu của Ủy ban Dân tộc. Thực hiện nâng cấp trang tin điện tử của Ban Dân tộc tỉnh để thích hợp với cổng thông tin của Chương trình do Ủy ban Dân tộc xây dựng nhằm khai thác, đồng bộ hóa dữ liệu về các văn bản, chính sách, hoạt động, báo cáo kết quả…

Thực hiện đầu tư phòng họp trực tuyến tại cơ quan thường trực Chương trình tỉnh (Ban Dân tộc tỉnh) và thuê đường truyền phục vụ hệ thống điều hành, hệ thống thông tin phục vụ cho cơ quan thường trực Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 cấp tỉnh đảm bảo chuẩn kết nối hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện và các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số và quản lý hệ thống thông tin Chương trình. Nâng cao kỹ năng của cán bộ quản lý Chương trình các cấp trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số các hoạt động của Chương trình.

Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của Ủy ban Dân tộc về xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và hỗ trợ triển khai các dự án, tiểu dự án, nội dung, hoạt động của Chương trình.

Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào tháng 4/2023. Ảnh: VGP

Quảng Ngãi tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào tháng 4/2023. Ảnh: VGP

Phát triển nguồn lực là một trong những giải pháp chính của Kế hoạch

Để đạt được những mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 5 giải pháp chính, bao gồm chuyển đổi nhận thức, thể chế số, phát triển nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì.

Trong đó, đối với chuyển đổi nhận thức, Kế hoạch nêu rõ cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đối số cho cán bộ triển khai Chương trình và người dân. Cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của Chương trình.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số như cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu. Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đối tượng thụ hưởng đối tượng thực hiện Đề án.

Về thể chế số, các sở, ngành, Mặt trận Tổ chức và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và địa phương có liên quan căn cứ vào các quy định tại khoản 2, mục V Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 21/5/2023 và các quy định hiện hành của pháp luật cụ thể hóa thành các quy chế, quy trình, văn bản hướng dẫn phù hợp với chủ trương, kế hoạch của tỉnh về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình.

Về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai Chương trình các cấp thông qua các hội nghị, hội thảo…

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN do Ủy ban Dân tộc xây dựng. Hỗ trợ từ xa trong triển khai sử dụng và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình triển khai hệ thống.

Về xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì, cần đầu tư nâng cấp hoặc thuê dịch vụ hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý Chương trình ở các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong quản lý Chương trình.

Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai.

Về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, Kế hoạch nêu rõ, cần xây dựng và phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt các hệ thống thông tin thuộc Kế hoạch.

Tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, mô hình 4 lớp an toàn thông cho các hệ thống thông tin thuộc dự án theo quy định. Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin.

Đọc tiếp

Những "ngân hàng không ngủ"

Những "ngân hàng không ngủ"

Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều đang triển khai các chương trình chuyển đổi số, ở những mức độ khác nhau. Nâng cao trải nghiệm khách hàng là một trong những khâu có sự thay đổi mạnh mẽ và dễ nhận diện nhất.