Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết và những thương vụ đầu tư đa ngành

Doanh Nhân Việt nAM
10:29 - 28/03/2022
FLC hiện là một hệ sinh thái đa doanh nghiệp.
FLC hiện là một hệ sinh thái đa doanh nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết là một trong những doanh nghiệp được chú ý nhất trên thị trường Việt Nam. Từ một công ty nhỏ, FLC đã mở rộng hệ sinh thái với nhiều thương vụ đầu tư quy mô lớn.

Những dự án đa ngành

Người sáng lập Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ghi dấu ấn trên thương trường với hàng loạt thương vụ đầu tư quy mô của doanh nghiệp này. Điển hình như hồi năm 2013, khi thị trường bất động sản đang trong giai đoạn đặc biệt trầm lắng, FLC lại lội ngược dòng khi mua dự án bất động sản Alaska Garden City, đầu tư quy mô lớn vào khu sân golf và nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao tại Thanh Hóa hay mua lại dự án bất động sản tại 36 Phạm Hùng (Hà Nội)… Nhờ những bước đi này, Tập đoàn FLC đã tích lũy được quỹ đất lớn giá rẻ.

Bên cạnh đó, việc FCL lấn sân sang lĩnh vực hàng không với Bamboo Airways cũng là lần chuyển hướng kinh doanh gây chú ý. Ban đầu, khi tập đoàn công bố đầu tư vào lĩnh vực đắt đỏ này đã kéo theo sự hòa nghi về mức độ khả thi. Nhưng sau đó, Bamboo Airways liên tục mở rộng thị trường và hiện giành thị phần thứ ba tại Việt Nam với 20%, đứng sau Vietnam Airlines và Vietjet.

Tuy vừa mới chính thức cất cánh từ tháng 1/2019 nhưng Bamboo Airways vẫn báo lãi trong 2 năm liên tiếp 2019-2020. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Bamboo Airways tăng 34% so với năm 2019, lên 400 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Tập đoàn FLC cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông bằng những hoạt động và công bố các dự án mới. Sau “Tuần lễ hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam” tại CHLB Đức và Hà Lan vừa diễn ra cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua, FLC đang có kế hoạch phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư tại London vào ngày 30/3 tới đây.

Tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư tại Đức, ông Quyết chia sẻ FLC có kế hoạch xây tòa nhà cao tầng Frankfrut, tăng cường giới thiệu các dự án của FLC đến với các nhà đầu tư Đức. Ảnh: FLC

Tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư tại Đức, ông Quyết chia sẻ FLC có kế hoạch xây tòa nhà cao tầng Frankfrut, tăng cường giới thiệu các dự án của FLC đến với các nhà đầu tư Đức. Ảnh: FLC

Bên cạnh đó, Tập đoàn FLC và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) cũng vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển dự án tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng kết nối Lào - Việt Nam.

Theo bản ghi nhớ, FLC và Petro Trade sẽ cùng tham gia đầu tư, xây dựng, phát triển dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng, đoạn từ cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Cha Lo (tỉnh Quảng Bình), với mục tiêu khởi công ngay trong quý 4/2022.

Trước đó, FLC còn ra mắt thương hiệu FJC để lấn sân thị trường vàng bạc và trang sức, đồng thời đề xuất xây tòa tháp cao 99 tầng tại huyện Bình Chánh và 2 dự án lớn tại Củ Chi (TPHCM) là Công viên Sài Gòn Safari (quy mô hơn 456 ha) và Khu đô thị nghỉ dưỡng ven sông Sài Gòn (quy mô hơn 910 ha).

Góp mặt trong danh sách tỷ phú bằng loạt cổ phiếu

Nhờ hàng loạt những dự án lớn và đa ngành, khối tài sản của cá nhân ông Trịnh Văn Quyết cũng tăng nhanh chóng theo tốc độ mở rộng của FLC. Tính đến thời điểm ngày 28/3, ông Trịnh Văn Quyết là người giàu thứ 40 trên sàn chứng khoán với khối tài sản 4.789 tỷ đồng, chủ yếu đến từ số cổ phiếu FLC, ROS, GAB và ART đang sở hữu.

Cụ thể, ông Quyết đang nắm hơn 215 triệu cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC; 23,7 triệu cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC FAROS; 7,6 triệu cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC; gần 3,2 triệu cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán BOS.

Năm 2017, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), tăng tới 25.046 tỷ đồng so với năm 2016. Thời điểm đó, ông sở hữu 318,5 triệu cổ phiếu ROS, 135,3 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Đây chính là lúc thị giá ROS, ART ở thời kỳ hoàng kim của nó với mức đỉnh lần lượt vượt 166.000 đồng/cp và 22.000 đồng/cp.

Tuy nhiên từ sau năm 2018, tài sản của ông Quyết trên sàn chứng khoán “rơi rụng” dần, nguyên nhân chủ yếu do thị giá cổ phiếu trượt dốc và Chủ tịch FLC cũng bán bớt cổ phần. Rơi mạnh nhất chính là ROS khi có thời điểm năm 2020 thị giá chỉ còn ngang bằng giá một cốc trà đá (2.000 đồng/cp). Đáng chú ý, cuối năm 2017, ông Quyết từng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 65 triệu đồng vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20-24/10/2017.

Cuối năm 2021, các cổ phiếu “họ FLC” hồi phục cùng sức nóng của nhóm bất động sản. Khối tài sản của ông Quyết cũng nhanh chóng tăng lên, chủ yếu từ mã FLC. Từ mức giá 5.000 đồng/cp, FLC đã vươn lên mức hơn 22.000 đồng.

Tuy nhiên, từ sau phiên 7/1/2022, đà tăng của cổ phiếu này và “họ FLC” đã bị cắt đứt khi ông Trịnh Văn Quyết lại tái diễn hành vi “bán chui” cổ phiếu.

Lần này ông Quyết bị phạt 1,5 tỷ đồng và đình chỉ 5 tháng giao dịch chứng khoán cho vụ "bán chui" cổ phiếu của mình. Kết quả mã FLC cũng tuột dốc về vùng hơn 10.000 đồng/cp. Trong những phiên gần đây, các mã cổ phiếu “họ FLC” mới dần hồi phục nhẹ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Ly (thứ 2 từ phải sang) chủ trì đại hội. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ API: Mục tiêu có lãi trở lại

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) được tổ chức ngày 10/5 tại Tòa nhà Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.