Thị trường điều chỉnh, bộ đôi HAG và HNG là điểm sáng

HAG HNG
16:10 - 23/01/2024
Nhóm dịch vụ tài chính chịu áp lực điều chỉnh.
Nhóm dịch vụ tài chính chịu áp lực điều chỉnh.
0:00 / 0:00
0:00
Sau nhiều phiên đi lên tiệm cận ngưỡng 1.180 điểm, VN-Index đã điều chỉnh dưới áp lực chốt lời tại nhóm ngân hàng. Một số cổ phiếu vẫn diễn biến tích cực, thu hút dòng tiền tham gia.

VN-Index đóng cửa phiên 23/1 ở mốc 1.177,5 điểm, giảm hơn 5 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index và UPCoM cũng đều ở chiều giảm. Thanh khoản trên kênh khớp lệnh đạt hơn 15.600 tỷ đồng, ghi nhận sôi động hơn ở dòng tiền ngoại với hơn 3.500 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HoSE với giá trị 183 tỷ đồng, tập trung gom STB 135 tỷ đồng, VCG 112 tỷ đồng, HCM 68 tỷ đồng, VPB 46 tỷ đồng, CTG 35 tỷ đồng, PVD 30 tỷ đồng... Ngược lại, DGC bị bán ròng mạnh nhất 54 tỷ đồng, kế đến là VND 42 tỷ đồng, KBC 33 tỷ đồng, MWG 23 tỷ đồng, GAS, DCM, VRE, FRT... trên 10 tỷ đồng.

Áp lực điều chỉnh đến từ nhóm cổ phiếu lớn khi VN30 giảm gần 6 điểm, trong đó phần lớn là các cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên biên độ dao động của các cổ phiếu không lớn. CTG, MWG, VHM giảm hơn 1%. Còn lại đều giảm dưới 1%. Chiều tăng có BCM +1,3%, HPG +0,2%, PLX +0,3%, STB +0,8%, TCB +1,4%.

Ngoài STB và TCB thì trong nhóm ngân hàng chỉ có VBB còn giữ được sắc xanh. Giảm mạnh nhất là BVB -1,8%, EIB -1,5%, CTG và VAB -1,4%.

TCB của Techcombank đạt hiệu suất cao nhất trong phiên sau khi ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2023. Theo đó, TCB đạt lợi nhuận trước thuế 5.800 tỷ đồng trong quý 4, tăng 21,6% so với cùng kỳ 2022. Tính chung cả năm 2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 22.900 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra.

Đáng chú ý, Techcombank dự kiến đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt ít nhất 20%/tổng lợi nhuận, thực hiện luôn trong năm 2024 với tỷ lệ khoảng 1.500 đồng/cp.

Ngoài sức ép từ nhóm ngân hàng, thị trường còn chịu tác động tiêu cực từ các nhóm chứng khoán, bất động sản, bán lẻ, thuỷ sản, hoá chất... Tại nhóm chứng khoán, SSI và VND cùng giảm nhẹ. SHS giảm hơn 1%. VIX đứng tham chiếu. Chiều tăng có ABW, APG, APS, HCM, MBS, TVS, VCI; tuy nhiên không có mã nào tăng vượt trội.

Đáng chú ý là TVB tăng trần lên mức giá 7.060 đồng/cp, đánh dấu phiên tăng trần thứ tư liên tiếp. Diễn biến tích cực sau khi TVB thoát án hạn chế giao dịch.

Nhóm bất động sản cũng bao trùm trong sắc đỏ, chỉ có một số mã ngược dòng như BCM +1,3%, TCH +0,8%, IJC +1,7%, TIG +3,3%, TIP +3,4%... VHM, NVL, KBC, DIG, CEO, NLG, DXG giảm 1-2%. VIC, VRE, KDH, PDR... giảm dưới 1%.

Ở chiều tăng, nhóm tích cực nhất là nông nghiệp, với HNG, SSC tăng trần, HAG tăng 4,6%. HAG có thanh khoản đột biến với hơn 22 triệu đơn vị được giao dịch.

Nhóm dầu khí cũng ghi nhận nhiều mã ở chiều tăng, như PVB +2,5%, PVD +2,4%, PVS +1,1%, OIL +1%, BSR +0,5%...

Cổ phiếu riêng lẻ đáng chú ý là PC1 tăng 6,6% lên mốc 28.250 đồng/cp, khớp lệnh 8,4 triệu đơn vị - cao nhất mức giao dịch trung bình. Trong phiên hôm qua, có 13 lệnh giao dịch thỏa thuận cổ phiếu PC1 được thực hiện thành công. Hầu hết các lệnh được sang tay ở mức giá 26.000 đồng và 25.050 đồng (giá sàn).

Liên quan đến cổ phiếu PC1, mới đây, CTCP BEHS đã đăng ký bán toàn bộ 53,86 triệu cổ phiếu (tương ứng 17,32% vốn PC1) với mục đích “tái cơ cấu danh mục đầu tư”. Hai đơn vị liên quan đến BEHS là CTCP BEH và CTCP BES cũng đăng ký thoái toàn bộ lần lượt 10,98 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,53%) và hơn 8,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,76%) với lý do tương tự. Cả 3 giao dịch này đều có thời gian thực hiện từ 22/1 đến 20/2.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.