Triển vọng ban đầu của ngành khai thác khoáng sản ngoài không gian

khai khoáng Không gian
20:17 - 10/10/2022
Khai thác khoáng sản ngoài không gian và đem về Trái Đất dự kiến sẽ là một ngành công nghiệp tiềm năng đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên hiện tại nó mới chỉ đang ở những bước khởi đầu. Ảnh: NASA
Khai thác khoáng sản ngoài không gian và đem về Trái Đất dự kiến sẽ là một ngành công nghiệp tiềm năng đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên hiện tại nó mới chỉ đang ở những bước khởi đầu. Ảnh: NASA
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mỗi ngày, con người ngày càng có những tham vọng lớn như khai thác tài nguyên từ ngoài không gian và mang về Trái Đất. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn mới và do đó vẫn chỉ đang tiến những bước chập chững đầu tiên.

Khái niệm khai khoáng ngoài không gian trên thực tế không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên nó dần trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích, chuyên gia công nghệ và thậm chí là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Neil deGrasse Tyson, ngành công nghiệp này sẽ sớm là một lĩnh vực kinh doanh béo bở trong tương lai.

Nhằm tận dụng thời cơ, các công ty khai khoáng không gian như Planetary Resources và Deep Space Industries, được hậu thuẫn bởi Larry Page và Eric Schmidt của Google, đã ra đời. Tuy nhiên tới năm 2022, toàn bộ 2 công ty này đã không trụ được và đều đã được mua lại bởi các công ty không liên quan gì đến ngành.

Nguyên nhân việc triển khai dự án khai thác tài nguyên ngoài không gian tốn kém nhiều thời gian như vậy mà vẫn chưa thể thực hiện là do đòi hỏi sự đầu tư rất lâu dài. Do nó tiêu tốn quỹ thời gian để nghiên cứu, các nhà đầu tư có thể sẽ không đủ kiên nhẫn để hỗ trợ tài chính.

Theo CNBC trích dẫn ông Joel Sercel, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của TransAstra Corporation, việc phát triển một phương tiện khai thác tài nguyên quy mô tiểu hành tinh ngày nay sẽ tiêu tốn khoảng vài trăm triệu USD. Vì vậy, các nhà đầu tư khó có thể nhìn nhận việc này như là một quyết định đúng đắn.

Trên hết, ông cũng cho biết nền kinh tế ngày nay cũng như vài năm tới sẽ không cần thiết phải tính tới trường hợp tìm kiếm nguồn cung từ các tiểu hành tinh. Với trình độ công nghệ hiện tại, chi phí có thể trở nên cao đến mức nó vượt xa giá trị của bất kỳ thứ gì con người muốn khai thác.

Rào cản công nghệ cũng là một vấn đề lớn khi điều xa nhất mà con người có thể làm hiện tại nhằm khai thác khoáng sản từ các tiểu hành tinh chính là gửi các vệ tinh thăm dò. NASA cũng từng phóng một nhiệm vụ mang tên OSIRIS-REx lên tiểu hành tinh Bennu gần Trái Đất vào năm 2016 để gửi mẫu vật về vào năm 2023. Dự án này tốn tới 7 năm để xây dựng và tốn tới 1 tỷ USD, nhưng kết quả mang về sẽ chỉ là 1 ít mẫu vật trên bề mặt tiểu hành tinh.

Tuy nhiên các yếu tố này không làm suy yếu tham vọng của TransAstra. Theo ông Sercel, công ty ban đầu sẽ tập trung vào khai thác các tiểu hành tinh lấy nước để chế tạo tên lửa đẩy. Sau đó, mục tiêu cuối cùng sẽ là khai thác “mọi thứ trong bảng tuần hoàn”, dù viễn cảnh này vẫn còn rất xa.

Trước mắt, ông cho biết vấn đề lớn nhất là kinh phí. Tốc độ khai khoáng sẽ phụ thuộc vào tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh và xây dựng được hệ điều hành với kinh nghiệm kỹ thuật thực tế. Nhìn chung, mốc thời gian sẽ rơi vào khoảng 5 năm tới 7 năm nữa.

Nếu thành công, công nghệ khai khoáng ngoài không gian có thể sẽ được kết hợp vào các sứ mệnh khai thác vũ trụ của TransAstra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện có.

Ngoài TransAstra, AstroForge là một công ty khác tin rằng việc khai khoáng không gian sẽ trở thành hiện thực. Được thành lập vào năm 2022 bởi một cựu kỹ sư SpaceX và một cựu kỹ sư Virgin Galactic, AstroForge tin tưởng vào viễn cảnh công ty có thể đạt được lợi nhuận từ việc khai thác các tiểu hành tinh để lấy kim loại quý.

Theo nhà đồng sáng lập AstroForge và Giám đốc điều hành Matt Gialich, trên Trái đất nguồn cung các nguyên tố đất hiếm, đặc biệt là các kim loại nhóm bạch kim đều có hạn. Đây là những kim loại công nghiệp được sử dụng trong những thứ hàng ngày như điện thoại di động, chữa trị bệnh ung thư, sản xuất thuốc, bộ chuyển đổi chất xúc tác và chúng đang dần cạn kiệt. Vì vậy, cách duy nhất để tiếp cận chính là đi ra ngoài không gian.

Về mặt kế hoạch cụ thể, AstroForge muốn khai thác và tinh chế các kim loại này trong không gian, sau đó mang chúng trở lại Trái Đất để bán.

Thách thức lớn nhất theo AstroForge chính là quyết định chọn tiểu hành tinh nào để khai thác. Trước khi thực hiện các sứ mệnh của riêng mình, tất cả các công ty khai thác ở giai đoạn đầu phải luôn rà soát dữ liệu hiện có từ các nhà nghiên cứu với hy vọng rằng các tiểu hành tinh được chọn có chứa các khoáng chất mà mình đang tìm kiếm.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.