Vừa dừng kế hoạch hủy niêm yết, cổ phiếu PTL tăng giá mạnh

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
19:30 - 29/12/2021
Tòa nhà Petroland Tower thuộc Khu Trung tâm Phú Mỹ Hưng.
Tòa nhà Petroland Tower thuộc Khu Trung tâm Phú Mỹ Hưng.
0:00 / 0:00
0:00
Từ đầu đến giữa năm, PTL vẫn giao dịch ở mức trên dưới 4.000 đồng/cp. Vậy mà hiện nay, giá của mã này đã lên tới 17.200 đồng/cp - tương ứng tăng 167%. 

Ông Nguyễn Tấn Thụ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, MCK: PTL) vừa đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu tại doanh nghiệp này, tương ứng tỉ lệ 10% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 31/12/2021 - 28/01/2022 theo phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa lệnh.

Động thái mới trên của Chủ tịch Petroland diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu PTL có mức tăng trưởng mạnh trong tháng 12. Trong phiên 19/7, mã này vẫn ở mức giá sàn là 4.200 đồng/cp; đến 1/12 đã tăng lên 13.500 đồng và lập đỉnh 19.000 đồng vào 22/12. Trong phiên 29/12, PTL tụt xuống còn 17.200 đồng. Theo giá này, dự kiến ông Nguyễn Tấn Thụ sẽ phải chi khoảng 177 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu trên.

Ngày 19/11/2021, Petroland công bố quyết định HĐQT triển khai việc lấy ý kiến cổ đông hoặc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường về hủy niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE). Sau khi hủy niêm yết trên HoSE, PTL sẽ được chuyển dữ liệu sang giao dịch trên UPCoM, thị trường kém minh bạch hơn nhưng biên độ dao động giá lớn hơn với 15% mỗi phiên.

Tuy nhiên sang giữa tháng 12, ban lãnh đạo Petroland lại quyết định bỏ nội dung trình chủ trương hủy niêm yết cổ phiếu; đồng thời sẽ bổ sung chiến lược, mô hình phát triển, thay đổi bộ nhận diện thương hiệu cùng kế hoạch nâng giá trị vốn hóa lên 10.000 tỷ đồng.

Diễn biến cổ phiếu PTL trong năm 2021.

Diễn biến cổ phiếu PTL trong năm 2021.

PTL thay đổi quyết định nhanh chóng như vậy được cho là có liên quan đến việc “thay máu” cổ đông. Theo đó, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC đã bán toàn bộ hơn 36 triệu cổ phiếu, tương đương 36% vốn điều lệ tại Petroland thành công.

Cùng với việc hoàn thành thoái vốn 100%, PVC cũng thôi giới thiệu nhân sự của PVC tại Petroland. Cụ thể, PVC thôi giới thiệu ông Nguyễn Trung Trí và ông Nguyễn Quang Hưng làm Thành viên HĐQT Petroland; ông Hà Quang Ấn thôi làm thành viên Ban Kiểm soát Petroland. Hai thành viên HĐQT được cử làm đại diện phần vốn góp của PVC tại Petroland cũng đã có đơn xin từ nhiệm.

Một cổ đông khác của PTL là Ngôi sao Phương Nam cũng nhanh chóng bán bớt 10,7 triệu cổ phiếu ngay sau khi Petroland thông báo kế hoạch hủy niêm yết. Tuy nhiên mới đây, doanh nghiệp bất động sản này lại muốn trở lại ghế cổ đông chính với việc đăng ký mua trở lại 20 triệu cổ phiếu PTL. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/12/2021 đến 21/1/2022.

Ngoài 2 cổ đông lớn trên, bà Trần Thị Hường – một cổ đông lớn cá nhân của Petroland cũng cho biết đã bán ra tổng cộng gần 9,4 triệu cổ phiếu, giảm số cổ phần nắm giữ tại Petroland từ 13,1 triệu cổ phiếu (13,1%) xuống còn 3,8 triệu cổ phiếu (3,76%).

Về tình hình kinh doanh, sau giai đoạn thua lỗ 2017-2018, Petroland có sự cải thiện hơn trong 2 năm gần đây. Đặc biệt, 9 tháng năm nay, đơn vị báo cáo doanh thu tăng 77% lên 63,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 18,9 tỷ đồng, gấp 5,9 lần cùng kỳ. Tuy nhiên đến cuối quý III, Petroland vẫn lỗ lũy kế 275 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 751 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Grab tăng trưởng tích cực nhờ du lịch

Trong quý 1/2024, Grab ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh và khoản lỗ được thu hẹp. Hầu hết các mảng kinh doanh của công ty đều có cải thiện, nhờ lượng khách du lịch tăng cao trong các đợt lễ hội và các buổi hòa nhạc lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Tổng giám đốc Lê Đình Quang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ OCH: Kế hoạch kinh doanh thận trọng

Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 của CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH) được tổ chức ngày 15/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tính đến 8h ngày 15/5, số đại biểu tham dự là 4 cổ đông, đại diện cho 74,59% số cổ phần có quyền biểu quyết.