Xuất nhập khẩu Kiên Giang nói gì khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp

CHỨNG KHOÁN KGM
12:09 - 11/08/2023
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Xuất nhập khẩu Kiên Giang (UPCoM: KGM) ngày 11/8 có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc giá cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Theo đó, từ 4/8 đến 10/8, giá cổ phiếu KGM đã tăng trần 5 phiên liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu từ 10.180 đồng/cp lên 17.390 đồng/cp (giá đã điều chỉnh), tương đương tăng gần 71% thị giá sau 5 phiên này.

Giải thích về vấn đề này, Xuất nhập khẩu Kiên Giang cho biết hiện nay, thị trường lúa gạo thế giới và trong nước đang biến động tăng giá do ảnh hưởng tình trạng thời tiết El Nino và một số nước hạn chế hoặc cấm xuất khẩu gạo như Ấn Độ làm cho giá lương thực tăng vọt.

Là công ty với ngành hàng chính là buôn bán lương thực, việc giá cổ phiếu KGM tăng trần 5 phiên liên tiếp trong thời gian trên hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu của nhà đầu tư.

Xuất nhập khẩu Kiên Giang khẳng định công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống sàn UPCoM.

Cổ phiếu KGM đã quay đầu giảm sàn trong phiên sáng 11/8, sau 5 phiên trần liên tiếp, đưa cổ phiếu về vùng giá 14.800 đồng/cp (giảm 14,9%). Ảnh: TradingView

Cổ phiếu KGM đã quay đầu giảm sàn trong phiên sáng 11/8, sau 5 phiên trần liên tiếp, đưa cổ phiếu về vùng giá 14.800 đồng/cp (giảm 14,9%). Ảnh: TradingView

Trên thị trường chứng khoán, tại diễn biến mới nhất, cổ phiếu KGM đã quay đầu giảm sàn trong phiên sáng 11/8, sau 5 phiên trần liên tiếp, đưa cổ phiếu về vùng giá 14.800 đồng/cp, trắng bên mua với tổng cộng 29.300 đơn vị được sang tay trong phiên sáng nay.

Về tình hình kinh doanh, quý 2/2023, Xuất nhập khẩu Kiên Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.244 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ, lợi nhuận ròng đạt 5,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần của công ty đạt 2.769 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7 tỷ đồng, tăng 45% và 95% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây không phải là công ty duy nhất ngành thực phẩm ghi nhận mức tăng “nóng” sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào ngày 20/7/2023. Trong đó, nổi bật nhất là cổ phiếu AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã tăng 12 phiên trần liên tiếp, đưa thị giá cổ phiếu tăng từ 5.970 đồng/cp lên 13.500 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 126%. Còn cố phiếu VSF của Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II) cũng tăng mạnh 373% từ 7.900 đồng lên 37.400 đồng/cp, sau 9 phiên tăng trần.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu liên quan như TAR, AFX, NAF, LTG, PAN… cũng đều chứng kiến mức tăng trưởng trên 10%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.