Yuanta Việt Nam: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 của Vietcombank ước đạt 17%

NGÂN HÀNG Việt nAM
12:27 - 17/12/2022
Yuanta Việt Nam: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 của Vietcombank ước đạt 17%
0:00 / 0:00
0:00
Theo Yuanta, biên lợi nhuận cho Vietcombank trong năm 2023 sẽ được cải thiện khi chuyển dần mô hình tập trung nhiều hơn cho vay bán lẻ cùng lợi thế về chi phí vốn.

Tại báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) ngày 16/12, Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo, tăng trưởng tín dụng năm 2023 của ngân hàng này sẽ đạt 17% nhờ tham gia mua lại và tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém và sức khoẻ tài chính nội tại của ngân hàng.

Trước đó, lãnh đạo Vietcombank cho biết, ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước giao tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 18,53% trong năm 2022 tương đương với mức tăng dư nợ gần 200.000 tỷ đồng.

Theo Yuanta, Vietcombank đang chuyển dần mô hình tập trung nhiều hơn cho vay bán lẻ, điều này có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận cho ngân hàng. Tính đến quý III/2022, tín dụng ngân hàng tăng trưởng 17,6%. Cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME chiếm 52,9% trong tổng dư nợ cho vay, và dư nợ cho vay khối khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn chiếm 47,1%.

Lợi nhuận phụ thuộc vào chính sách dự phòng

Ngoài ra, chuyên gia Yuanta cũng cho rằng, động lực tăng trưởng chính lợi nhuận năm 2023 của ngân hàng là giảm trích lập dự phòng.

Cụ thể, Yuanta dự báo dự phòng năm 2023 của ngân hàng có thể sẽ giảm so với cùng kỳ nhờ có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) thấp với 0,8% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao đạt 402% cuối quý III, từ đó làm tăng lợi nhuận. Do đó, Yuanta giảm dự báo dự phòng so với trước đó còn 10.000 tỷ đồng (giảm 10%) cho năm 2023.

Trong nửa đầu năm 2023, Yuanta nhận định tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của toàn ngành có thể giảm nhẹ trong bối cảnh chi phí huy động vốn tăng cao, đồng thời cũng kỳ vọng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong 6 tháng cuối năm. Tính cả năm, tỷ lệ NIM của toàn ngành có thể sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ

Tuy nhiên, Yuanta cho rằng tác động đối với NIM của Vietcombank sẽ thấp hơn so với các tổ chức trong ngành ngành do có lợi thế về chi phí huy động vốn (tỷ lệ CASA cao).

Việc ngân hàng đang chuyển hướng sang ngân hàng bán lẻ cũng sẽ giúp thúc đẩy tăng tỷ lệ NIM của ngân hàng. Các chuyên gia dự báo tỷ lệ NIM của Vietcombank sẽ đạt 3,67% trong năm 2023.

Hiện tại, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Vietcombank là 9,35%, thấp hơn so với mức yêu cầu tối thiểu (theo Basel II) là 8%, nhưng không cao hơn nhiều so với ngành.

Trước đó, ngân hàng này dự kiến sẽ tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu (tương đương với 6,5% tổng vốn điều lệ) cho các nhà đầu tư tổ chức, nhưng kế hoạch đã bị dời lại trong suốt 2 năm vừa qua.

Vì vậy, Vietcombank sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2023 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2024. Nếu phát hành thành công, ngân hàng ước tính tỷ lệ CAR sau khi tăng vốn sẽ tăng khoảng 200-250 điểm phần trăm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.
TPBank khép lại quý 1/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

TPBank báo lãi 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của TPBank đạt hơn 1.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngân hàng đã tiến hành góp vốn vào CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (VFC), bước đầu mở rộng quy mô nhằm phát triển trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh.