ACB dần trở lại thời kỳ 'hoàng kim' nhưng chưa thoát nỗi ám ảnh nợ xấu

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:36 - 26/01/2022
ACB nhắm đến khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
ACB nhắm đến khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
0:00 / 0:00
0:00
Nếu không phải dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận của ACB năm 2021 sẽ đạt con số 15.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán ACB) ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế quý 4/2021 giảm 4,8% so với cùng kỳ (3.029 tỷ đồng) dù các khoản thu nhập đều tăng. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gần 700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, lên 2.417 tỷ đồng. Đồng thời chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp đôi, lên 524 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 18.944 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm trước. Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh là: Lãi từ dịch vụ tăng 71%, đạt gần 2.894 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 871 tỷ đồng, tăng 26,7%; lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 450 tỷ đồng, tăng 171%.

Có hai lĩnh vực hiệu quả kinh doanh giảm sút là lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư chỉ còn 244 tỷ đồng, giảm 67% và lãi thuần từ hoạt động khác giảm 50% còn 139 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB đạt 15.334 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2021, ACB phải dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (gấp 3,5 lần năm trước) nên lãi trước và sau thuế lần lượt còn 11.998 tỷ đồng và 9.603 tỷ đồng; tăng 25% so với năm 2020.

Tình hình kinh doanh của ACB cải thiện từ năm 2017.

Tính đến thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của ACB tăng 19% so với đầu năm, lên mức gần 527.770 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 362.000 tỷ đồng, tăng 16,4%. Nợ phải trả của ngân hàng là 482.000 tỷ đồng, tăng 18% (tiền gửi khách hàng là 380.000 tỷ đồng, tăng 7,6%).

Nếu không tính hơn 4.749 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tổng nợ xấu của ACB tính đến 31/12/2021 đã tăng 52% so với đầu năm, lên mức hơn 2.799 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu tuyệt đối nhóm 4 và nhóm 3 tăng 2-2,5 lần, nợ có nguy cơ mất vốn nhóm 5 cũng tăng so với năm trước. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ mức 0.6% đầu năm lên 0.78%.

Trong năm 2021, cổ phiếu ACB là một trong những mã tăng nóng nhất trong nhóm ngân hàng. Từ vùng giá 20.000 đồng/cp hồi đầu năm, ACB vươn lên mức đỉnh cao nhất trong lịch sử niêm yết – 38.000 đồng. Trước đó, thời kỳ 2012-2017, mã chỉ giao dịch quanh mức 7.000 đồng. Kết phiên 25/1, ACB có giá 34.800 đồng.

Trước đó vào năm 2007, ACB từng đứng đầu ngành biên lợi nhuận trước thuế/thu nhập lãi thuần với tỷ lệ 162%. Tuy nhiên năm 2012, sau sự cố liên quan đến nhóm nợ xấu của bầu Kiên, ngân hàng rơi xuống vị trí thấp nhất trong ngành, chỉ còn 15%.

Từ đó đến nay, ACB theo đuổi chiến lược kinh doanh thận trọng: Gia tăng các khoản vay cá nhân và hộ gia đình, hạ dư nợ đối với các ngành dễ bị tổn thương thấp nhất, hạn chế các mảng kinh doanh lợi suất cao như cho vay các dự án bất động sản chưa hoàn thành… Nhờ vậy, kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản của ACB đã được cải thiện đáng kể.

Mới đây, ngân hàng có sự thay đổi lớn trên băng ghế lãnh đạo khi Phó tổng giám đốc Từ Tiến Phát thay ông Đỗ Minh Toàn đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc. Tiếp đó, ông Nguyễn Khắc Nguyện - Giám đốc khối quản trị nguồn nhân lực được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc.

ACB kỳ vọng thế hệ nhân sự trẻ sẽ kế thừa và phát triển kế hoạch dài hơi của ngân hàng với mục tiêu bền vững, ổn định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của DBC tổ chức sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Dabaco muốn chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 27/4 tại TP Bắc Ninh. Tính đến 9h30 cuộc họp với sự tham dự của 294 cổ đông và người được ủy quyền, đại diện cho 53,59% vốn điều lệ DBC.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.